Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Soạn bài: Cố hương – Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Cố hương – Ngữ văn 9 Tập 1

Soạn bài: Cố hương – Ngữ văn 9 Tập 1

Hướng dẫn

Xin chào các em! Hôm nay, Đề thi hay sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Cố hương. Đây là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn. Các em hãy cùng tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho bài giảng trên lớp của thầy cô nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Lỗ Tấn trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923).

* Tóm tắt:

Trong chuyến về quê lần cuối cùng để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhân vật “tôi” cảm thấy đau xót khi nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê mình. Từ đó, nhân vật “tôi” đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do chính con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là hoàn toàn bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật “tôi” hi vọng tất cả mọi người sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu => “làm ăn sinh sống”: Hành trình trở về quê của nhân vật “tôi”.
  • Phần 2: tiếp => “sạch trơn”: Con người và quê hương trong quá khứ và hiện tại.
  • Phần 3: còn lại: Những suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đường rời đi xa quê hương.
Xem thêm:  Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng việt lớp 9 HK 2

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bố cục của truyện như trên.

Câu 2:

* Trong truyện có 2 nhân vật chính là nhân vật “tôi” và nhân vật Nhuận Thổ.

* Nhân vật trung tâm là nhân vật Nhuận Thổ bởi vì thông qua nhân vật này, tác giả đã thể hiện được mọi sự thay đổi của làng quê.

Câu 3:

* Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ là: so sánh tương phản giữa quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, Nhuận Thổ là một cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, tiểu anh hùng, còn hiện tại, nhân vật này là một cố nông già nua, nghèo khó, đông con.

* Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn đề cập đến vấn đề sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn tham nhũng gây ra, sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương và Nhuận Thổ.

* Qua sự miêu tả đó, tác giả đã thể hiện thái độ thất vọng, buồn bã trước sự thay đổi của con người và cảnh vật ở quê hương mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt về một sự thay đổi, về khát khao hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Câu 4:

* Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức miêu tả là đoạn văn b, qua đó, tác giả muốn làm nổi bật về sự thay đổi của Nhuận Thổ về mặt ngoại hình để người đọc thấy được tình cảnh sống khốn khó của Nhuận Thổ cũng như những người nông dân miền biển nói chung.

Xem thêm:  Giáo Án Hai Đứa Trẻ định hướng phát triển năng lực

* Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức tự sự (kết hợp với biểu cảm) là đoạn văn a, qua đó, tác giả muốn làm nổi bật mối quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thân thời thơ ấu.

* Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức nghị luận là đoạn văn c, qua đó, tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về cuộc sống.
Soạn Văn chúc các em học tập thật tốt nhé!

Theo Dethihay.com

Check Also

7334 1494911290066 1020 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *