Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà”
Bài làm
“Chiếc lược ngà” được biết đến là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng đây có thể xem là một truyện ngắn đặc sắc nhất khi viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Và đây cũng chính là một truyện ngắn thật giản dị nhưng lại chứa đầy những sự bất ngờ như ta thường thấy ở phong cách văn của Nguyễn Quang Sáng.
Có thể thật dễ nhận ra rằng truyện ngắn như xoay quanh đề tài tình cảm cha con ông Sáu mà tác giả Nguyễn Quang Sáng dường như cũng đã chú trọng đặc biệt đến nhân vật bé Thu. Bé Thu là một nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Ở bé Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Nhưng tuy vậy trong tâm tưởng của Thu, dường như những hình ảnh người cha phải xa cách từ lâu luôn luôn tồn tại qua những tấm ảnh cũ. Mặc dù yêu cha da diết, luôn luôn muốn được gặpcha là thế nhưng khi gặp cha rồi Thu lại có những hành động mâu thuẫn với suy nghĩ của mình. Nhất là khi nghe tiếng ông Sáu gọi con, Thu dường như cũng đã không hề mừng rỡ như ông Sáu vẫn tưởng, nó giật mình, tròn mắt nhìn nó như đã thật ngơ ngác lạ lùng, chớp mắt nhìn như muốn hỏi, thậm chí mặt nó bỗng tái mét rồi vụt chạy và kêu thét lên. Có thể thấy dường như tất cả đều là những cử chỉ mà không ai ngời tới. Và dường như những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa cha và con. Không chỉ có thế, mà chính những hành động của Thu còn chứa đầy sự lạnh nhạt và lảng tránh. Người đọc như đã thấy được độ kịch tính câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó dường như cũng đã góp phần tạo nên độ căng của mạch kể. Và chi tiết cái nồi cơm quá to, con bé cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng nó đã nhất quyết không chịu gọi ba, nhất định nó không chịu nhờ vả. Cho đến đỉnh điểm nữa là khi bé Thu hất cái trứng cá mà anh Sáu đã gắp cho. Có thể nói đây chính là một hành động rất tự nhiên và hợp lí của Thu để qua đó bộc lộ được cá tính mạnh mẽ của cô bé dần được biểu lộ.
Ông Sáu thương con là thế nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh, rồi ông vung tay đánh vào mông nó và hét lên sao mày cứng đầu quá vậy hả. Khi mà bị ba đánh Thu không khóc như ông Ba tưởng tượng hay nghi ra trước đó. Dường như nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và sang nhà bà ngoại. Thì ra nguyên nhân mấu chốt ở đây chính là vết sẹo trên mặt ba nó. Nó dường như không bao giờ có thể chấp nhận bất cứ lời giải thích nào kể cả lời giải thích của mẹ nó. Quả thật đây chính là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng chính điều đó đẫ làm cho câu chuyện trở nên rất thật. Và cho đến khi nghe ngoại kểvề vết thẹo của ba, nó dường như nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn. Có thể nói tất cả như giúp Thu giải tỏa nỗi lòng mình nhưng bên cạnh đó, nó dường như cũng rất ân hận và hối tiếc vì những ngày qua đã không chịu nhận ba. Cao trào nổi lên của câu chuyện lại được đẩy lên khi ông Sáu chia tay vợ con lên đường, bé Thu bỗng nhiên lại thét lên “Ba…a… a… ba!”. Ta như thấy tiếng kêu như xé lòng, xót xa, tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Cùng với đó là chính những biểu hiện vội vã, hối hả, tác giả đà để Thu bộc lộ hết những tình cảm và đó chính là những nỗi nhớ thương dành cho ba và trong đó có cả sự hối hận. Và có thể đây như một chi tiết biết nói. Ta như thấy nếu như không có chi tiết nàycâu chuyện sẽ mất đi hẳn một phần giá trị và sẽ trở nên nhạt nhẽo. Đó chính là niềm vui sướng khi vừa tìm thấy cha con tưởng như không bao giờ còn thấy nữa, và dường như chính những niềm vui sướng vượt ra ngoài sức tưởng tượng đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không thể cầm lòng thậm chí xúc động đến nỗi rơi nước mắt. Và cho đến về sau, khi dã trưởng thành Thu dường như lạinối gót cha làm giao liên phục cho kháng chiến cũng là vì cha, vì trả thù cho cha.
Qua nhân vật ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng, ông cảm thông với cái ương bướng, cứng đầu của một cô bé chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng ba cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, cùng với cử chỉ giang cả hai chân bấu chặt lấy ba nó mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút từ biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn từ câu chuyện đã làm ta càng thêm thấm thìa sự ác nghiệt của chiến tranh.
Có thể thấy rằng truyện đã làm sống lại quãng thời gian đánh giặc giữ nước và thông qua đó tác giả Nguyễn Quang Sáng đã muốn người đọc phải nghĩ và thấm thìa nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Và ta như thấy được chính những tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và nó cũng như đã gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.