Cảm nhận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Hướng dẫn
1.
Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bởi trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải tàm công việc lao dộng khố sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.
Bài thơ thế hiện khí phách của một người xem thường mọi thứ thách gian nan, nói về công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách cùa một dũng sĩ thần thoại.
2. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
-Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về “chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông – Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ),… Đó là niềm kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện chí làm trai cúa mình: đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biển rộng, non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững. Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
-Miêu tả công việc đập đá: bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”…
Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
3.Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thứ thử thách gian nan, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khố phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thế làm được. Những thử thách trên bước đường chiến đấu bị Phan Châu Trinh coi như là những “việc cỏn con”, không làm ông nhục chí.