Những biểu hiện của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của chính Hữu
Hướng dẫn
Đồng chí là một trong số những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Chính Hữu và cũng là của nền thơ kháng chiến. tác phẩm được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội. Kết thúc chiến dịch, Chính Hữu ốm nặng, phải ở lại. Cảm dộng truowcs tình cảm chăm sóc của người đồng đội, Chính Hữu đã viết nen bài thơ này.
Sau khi trình bày cơ sở hình thành nên tình đồng chí cao dẹp, tác giả để cho người chiến sĩ này nói đến gia cảnh của đồng đội với một tâm trạng bâng khuâng thương nhớ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Vì nghĩa lớn, các anh sẵn sàng từ giã những gì gắn bó thân thương nhất: “ruộng nương”,”gian nhà”,”giếng nước”,”gốc đa”… Họ ra đi để lại sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan của cuộc sống đời thường. Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện rõ thái độ lên đường thật dứt khoát mạnh mẽ. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa.Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Gác tình tiêng ra đi vì nghĩa lớn, vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng và tự hào Tình thần ấy gợi nhớ đến hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc đoàn trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.Tình cảm của hậu phương đối với những chàng trai chiến trận cũng sâu sắc, mặn nồng: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Quê hương nhớ người ra lính hay cũng chính là tấm lòng người chiến sĩ vẫn không nguôi quên nhớ thương quê hương và đã tạo cho “giếng nước gốc đa” một tâm hồn?
Nghệ thuật nhân hóa và cách dùng hình ảnh tượng trưng đã diễn ra tinh tế nỗi nhớ nhung lưu luyến của người lính. “giếng nước gốc đa” là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa, nay đã được chính hữu vận dụng vào thơ rất đậm đà. Nói ít gợi nhiều, thấm thía. “gian nhà “, “giếng nước“, gốc đa” đang đêm ngà dõi theo bóng hình cày ra trận hay “người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương? Có cả hai nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời. tình yêu quê hương đẫ góp phần tạo nên tình đồng chí, làm nên sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao, ác liệt thời máu lửa.
Vượt qua nỗi nhớ, người lính đối diện với điều kiện chiến đấu thiếu thốn và thiên nhiên khắc nghiệt của nơi rừng thiêng nước độc, với những cơn sốt rét rừng khủng khiếp.Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn, cùng nhau vượt qua hoàn cảnh để tiếp tục chiến đấu:
Tôi với anh biết từng con ớn lạnh
Rét run người vầng tráng ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá.Bằng những hình ảnh tả thực, hình ảnh sóng đôi, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn và điều kiện chiến đấu khắc nghiệt trong buổi đầu kháng chiến. Không những thiếu lương thực, quân trang mà đến cả thuốc men cũng hết sức khan hiếm. Trong khi đó, những con sốt rét rừng tung hoành, khiến người lính đã khổ cực lại càng thêm khốn đốn.
Thế nhưng, vượt lên trên tất cả, người lính đã chiến thắng bằng một tinh thần kiên định vững vàng:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Những cái nắm tay nghĩa tình làm sáng lên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ trong gian khổ thì cái nắm tay lại thể hiện tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc! Cách biểu lộ chân thực, không ồn ào mà thấm thía. Những cái bắt tay truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Cái nắm tay nhau ấy còn là lời hứa hẹn lập công.
Khép lại bài thơ, hình ảnh người lính đứng bên nhau trong nhiệm vụ canh gác kì vĩ như một bức tượng đài khắc tạc lên thời gian. Cái làm nên sự vĩ đại ấy không phải là những chiến công mà là tinh thần sắt đá vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt, bám sát nhiện vụ, bất khuất trước kẻ thù.
Theo Baivanhay.com
Từ khóa tìm kiếm
- đối xử với nhau theo tình đồng chí là một biểu hiện quan trọng thuộc về phẩm chất của người cộng sản