Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Chứng minh rằng Nói dối có hại cho con người

Chứng minh rằng Nói dối có hại cho con người

Chứng minh rằng Nói dối có hại cho con người

Bài làm

Nói dối là lời nói sai sự thật, làm cho người nghe hiểu không đúng bản chất của sự việc, là một việc làm rất có hại đối với đời sống con người, khiến người khác có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống. Vì vậy nói đối không chỉ có hại cho người khác mà có hại với chính bản thân người nói ra lời nói dối đó.

Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta thường xuyên nói dối thì chính ta sẽ tự làm mất lòng tin của mọi người, tự hạ uy tín của mình trước tập thể. Khi đó, trong mắt mọi người ta là một kẻ nói láo, lời nói của ta không còn trọng lượng nữa. Nếu rơi vào tình trạng ta sẽ thành người cô đơn trong tập thể.

Câu chuyện về chú bé chăn cừu là bài học đắt giá mà thầy cô và cha mẹ coi là bài học để dạy cho con cái về tác hại của việc nói dối. Chuyện kể rằng có một chú bé chắn cừu rất thích thú với trò lừa gạt mọi người: cậu hét rất to là có chó sói đến khiến mọi người lo lắng bỏ hết việc chạy đến giúp chú. Nhưng đến nơi chẳng thấy chó sói đâu mọi người bực tức ra về. Hôm sau, chợt có chó sói đến thật, câu ta la hét nhưng mọi người chẳng ai đến. Kết cục là đàn cừu của cậu bị xơi sạch! Truyện dân gian Việt Nam cũng có câu chuyện tương tự về một cậu bé tên Ngỗ. Cậu cũng la hét là có chó dại đến khiến mọi người hốt hoảng ùa ra. Về sau, cậu phải nhận cái bi kịch xứng đáng là bị chó dại cắn thật. Lịch sử Trung Quốc cũng có vô vàn câu chuyện về những ông vua mất nước chỉ vì chiều ý mĩ nữ mà gây ra những sự dối trá tai hại. Ngày nay, có nhiều trường hợp nói dối dù có ác ý hay không đều gây những hiểu lầm tai hạn dẫn đến thái độ thiếu thiện ý trong các mối quan hệ giữa người với người. Đặc biệt, gầy đây rộ lên phong trào hưởng ứng “Ngày nói dối Cá tháng tư 1 – 4”. Bản chất của ngày lễ này là tạo ra tiếng cười giúp con người thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhưng lại có người lạm dụng nó mà khiến người khác mất việc, tiêu tốn thời gian, tiền của. Có người cha đang miệt mài làm ở công sở, cô con gái nhấc điện thoại: “Bố ơi, bà ốm nặng!”. Người cha hốt hoảng lao về thì gặp mẹ đang xén cỏ ngoài vườn còn đứa con đang cười ngặt nghẽo nhìn bố. Chưa nói đến cái ý bất hiếu trong lời bịa chuyện “bà ốm nặng” chỉ tính riêng việc người ta phải bỏ dở công việc bộn bề thì đứa con cũng đã đáng tội. Thậm chí, không ai nói trước được điều gì có thể xảy ra với người cha khi ông lái xe về nhà với vận tốc lớn và tâm trạng lo lắng, hốt hoảng như vậy. Sau sự việc ấy, người cha còn có thể yêu quý, tin tưởng con gái mình như trước…?

Trên đây là những câu chuyện để cảnh báo cho chúng ta về tác hại của việc nói dối. Khi xã hội càng phát triển, còn người sẽ có nhiều mánh khóe hơn để cạnh trạnh trong cuộc sống, việc người ta nói dối sẽ càng nhiều và càng tinh vi hơn. Vì vậy việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, cụ thể hơn là việc không nói dối là nhiệm vụ quan trọng của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nói dối sẽ làm sai bản chất của sự việc, trẻ con nói dối sẽ làm người lớn không thể quản lý được con em, dẫn đến một việc sai cứ nối tiếp sai. Trẻ em nói dối một lần thành công thì việc nói dối sẽ thành một thói quen xấu và khi lớn lến đứa bé đó sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển của xã hội, nó có thể làm nhiều việc ảnh hưởng đến người khác

Sau bao sự việc khẳng định tính có hại của việc nói dối, có lẽ chúng ta sẽ thận trọng hơn trong mỗi phát ngôn của mình. Các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh hãy chỉ rõ cho con em mình tác hại của việc nói dối và làm gương cho chúng trong mọi hành động và lời nói của mình.

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *