Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”
Bài làm
Học tập được đánh giá chính là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói một câu mà nó dường như cũng đã trở thành chân lý, là kim chỉ nam đó chính là câu “Học, học nữa, học mãi”. Nhưng, đâu cứ phải học mà thành tài được, ta phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở chúng ta rằng “Học đi đôi với hành”. Chúng ta cũng cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?
Đầu tiên ta phải hiểu được học là gì? “Học” chính là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Ta như cũng dễ nhận biết được rằng nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc ra. Học hiện nay được chia ra trong các môn học đó chính là môn học tự nhiên và môn học thuộc xã hội. Chưa hế ta thấu được cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Thực sự ta như thấy được có cả quá trình này dường như cũng đã nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người. Tất cả như cũng đã giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta được biết bao những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Khi chúng ta mà được trang bị rồi thì cũng để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân mình, ngoài ra còn mang cả lợi ích cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, chúng ta cũng cần phải hiểu được “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết chắc.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải hiểu được “hành” là thực hành, đồng thời nó cũng chính là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống. “Hành” cũng như chính là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay là những sai sót để làm sinh động nó. “Hành” thực sự lại có nhiều cấp độ khác nhau đó có thể nói ra như là bắt chước người khác làm, hay còn là làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,… “Hành” thực sự được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu nữa.
Ta như thấy được chính trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Có lẽ cũng chính vì do bản thân chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.
Như ta đã biết, nếu mà một người lúc nào dường như cũng chăm chăm chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành. Chắc chắn ta biết được những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết. Thực sự ta như thấy được chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó còn đồng thời cũng chính là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam khi mà đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Kết quả cho thấy được chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng thật là đáng buồn biết bao nhiêu khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí lại có những em lại phải bỏ cuộc. Đây cũng là trường hợp nhiều học sinh, hay những em sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Qủa thật tất cả họ dường như cũng đã không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, các bạn như cũng không tự viết được một lá đơn xin việc,…Chính vì thế học cần gắn với thực tế nữa, bởi lý thuyết chỉ có ý nghĩ khi nó được ứng dụng vào thực tế mà thôi.
Mặt khác, ta dường như cũng có lúc thấy được có những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Và bởi vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, đồng thời chúng ta nên cũng cần phải thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Và như vậy thực hành sẽ bổ sung cho lý thuyết và gíup cho chúng ta ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời lý thuyết sẽ bổ trợ cho thực hành được đúng đắn và có cơ sở hơn.
Lời dạy “Học đi đôi với hành” là lời của người xưa chính là một sự đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ của mỗi một con người.
Minh Nguyệt