Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Bài viết văn của bạn Thuỷ Minh đến từ Hà Nội gửi đến ban biên tập website.
Bài làm
Chiến tranh đã qua đi đến gần nửa thế kì, thế nhưng những dư chấn mà các cuộc thảm họa do chiến tranh gây ra vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.Chúng ta vẫn đau đáu khi nhìn đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam, vẫn thương xót khi nhìn thấy những đứa trẻ ở vùng đất nghèo nàn do chiến tranh không biết đến những con chữ.Tuy những thảm họa đó đã được khắc phục nhưng số mạnh của các em bé bị nhiễm chất độc ấy vẫn chẳng được sống trong hạnh phúc.Khi nhận ra được thảm họa mà hạt nhân mang lại cho thế giới , nhà văn người Cô-lôm-bô Gác-bri-en Gác-xi-a đã viết ra bài luận “Thanh gươm Đã-mô- clét cùng các nguyên thủ sáu nước kêu gọi chấm dứt chiến tranh.Nơi đây, ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ cho những người yêu hòa bình, yêu độc lập, nó như ngọn lửa thắp sáng mãng liệt tình yêu hòa bình của con người.Và văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là đoạn trích nổi tiếng trong bản thâm luận của ông.
Ngay từ mở đâu đoạn , Mác két đã đặt ra câu hoiir cho toàn thể nhân loại :“Chúng ta đang ở đâu?” Một câu hỏi có nhiều cách trả lời nhưng chung quy lại, chúng ta đang sống và tồn tại trển ngôi nhà Trái Đất thân thương này. Nối tiếp câu hỏi đó, Mác-két đã đưa ra những con số cụ thể của đầu đạn hạt nhân và sự nguy hiểm mà mỗi người con trên Trái Đất ta phải gánh chịu :“Hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh”,nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người , không trừ trẻ con chúng ta đang ngồi trên một thùng đến bốn tấn thuốc nổ.Những con số thạt khủng khiếp và ác liệt , và còn khủng khiếp hơn nữa , khi bốn tấn thuốc nổ kìa được kích hoạt thì phải chăng , những dấu vết của sự sống còn chẳng còn tồn tại trên Trái Đất nữa , nó sẽ làm tan biến hết thảy những hành tinh xung quanh Trái Đất như tác giả từng giả định, rồi làm lệch đi quy đạo của Mặt Trời.Thật khó có thể hình dung mức độc nguy hiểm mà chiến tranh hạt nhân gây ra cho toàn thể nhân loại .Tác giả thật khéo léo khi so sánh tình hình thực tế mà con người phải gánh chịu trực tiếp từ chiến tranh như cách Đa-Mô- clét treo thanh gươm ngay phía trên đầu bằng sợi lông ngựa , một tính thế có thể nói là “nghìn cân treo sợi tóc’, hết sức nguy hiểm và gay go, nhưng cái thế”nghièn cân treo sợi tóc’ ấy, nó đè nặng như thanh gươm Đa-mô- clét ấy do ai mà ra? Tôi nhớ đến câu nói của Albert Camus từng nói: “Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu mà ra , và điều gì khiến nó gớm guốc đến vậy .Và giờ đây, chúng ta mới nhận ra mình biết nó sống ở đâu…. ở ngay trong chúng ta”.Vâng chính là con người, từ chúng ta mà ra đấy thôi.Chúng ta đều là đứa con của thần Adam và Eva , đều là ah em chung một tổ ấm là Trá Đẩt thân thương , nhưng chỉ là sự tham lam , sự ganh đua và lòng hiếu thắng chúng t a đã ra tay giết hại ngay chính người anh em, chính ‘ngoi nhà’ của mình ,thật là tàn ác biết bao!COn người ta đã tạo ra nền công nghiệp hạt nhân mà thời đó , theo tác giả nhận định ‘Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngàng công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây bốn mươi mốt năm .”, trong câu trên, tác giả đã sử dụng câu phủ định như một lời khẳng định sự tiến bộ vượt bậc của ngành công nghiệp hạt nhânh phục vụ cho lòng tham của con người trên thế giới,qua đó ta mới thấy nguy cơ khủng khiếp và nghiêm trọng của chiến tranh hạt nhân ‘dành tặng’ cho con người chúng ta.
Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Thử tưởng tưởng viễn cảnh nếu Eva không vì tò mò mà ăn trái cấm , con người chúng ta không có lòng tham lam thì liệu, chúng ta , cả nhân loại ta có đã và đang chìm đắm trong một thế giới hạnh phúc,tuỏi đẹp, phát triển tốt bậc những thứ phục vụ cho cuộc sống hiện tại và sau này của chúng ta hay không?Nhưng cái ‘dịch hạch hạt nhân’ ấy cứ ‘ đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng được sống tốt đẹp hơn’.Trong luận điểm 2 này , tác giả đã đưa ra các dẫn chứng, luận cứ cụ thể bằng số liệu để nói về sự tốn kém và phung phí cho chiến tranh hạt nhân: Để giải quyết cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhẩ trên thế giới, ta chỉ cần tốn kém gần 100 tỉ đo la, số tiền ấy chỉ bằng 100 máy bau ném bom chiến lược B1B của Mỹ và 7000 vướt đại châu.Hay như giá của 10 chiếc tàu sann bay mang vũ khí hạt nhân của Ni-mít cũng đủ để thực hiện phòng bệnh cho mọi người trong mười bốn năm và bảo vệ cho hơn 1 tỉ người phòng chống bệnh sốt rét đang hoành hành trên thế giới, không những thế ,số tiền ấy đủ để cứu chữa cho hơn 14 trieeuj trẻ em Châu Phi.Hay, chỉ cần 27 tên lửa MX , ta có thể đủ tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong bốn năm có đủ thực phẩm sinh hoạt.Và với 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhânh là đủ xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.Những số liệu xác thực ấy đã cho ta thấy sự tốn kém của chiến tranh hạt nhân, và hơn thế nữa , những con số như tố cáo lòng hám lợi vô đáy đang tồn tại trong mỗi chúng ta.Như câu thiết yêu , duy trì sự sống với chí phí thấp mà giúp đỡ hay cứu sống đươc hành tỉ người dân ,ta tỏ ra là một giấc mơ chẳng thể nào vươn tới được, nhưng vũ khí diệt tiêu đi sự sống với chi phí quá cao và đắt đỏ đã và đang được chúng ta thực hiện nây đây, điều đó chẳng khác gì ta biến mình thành ‘còn dã tràng xe cát’ làm mấy điều vô bổ , độc hại tồi chẳng mang lại ích lợi chi cho thế giới.
Trái Đất chính là nơi duy nhất trong Vũ Trụ có thể đem lại điều kiện sống tốt cho con người , nó là ‘ngôi làng nhỏ bị lãng quên ở ngoại vi vũ trụ’ , và cũng chĩnh lí do đó làm tác giả mạnh mẽ khẳng định: “Chay đua cũng trang là đi ngược lại lí trí con người và lí trí của tự nhiên.”.Khi sự sống được thắp sáng trên Trái Đất , “đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được , rồi mất đế 180 triệu năm những bông hoa hồng mới nở chỉ để làm đẹp cho đời.Và chúng ta , đã phải trải qua biins kỉ địa chất mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu.” Chúng ta, vạn vật chúng ta đã phải trải qua một trường kì lịch sử để có được những thứ tốt đẹp thời bấy giờ , ấy thế mà , trong thời kì hoàng kim của khoa học,con người đã phát minh ra thứ chẳng lấy mà đáng tự hào .Chỉ cần cái bấm nút ,’Bùm’ nó sẽ đưa tất cả những thứ ‘thiên biến vạn hóa’ phải mất hàng tỉ năm trở về vạch ban đầu. Cái bấm nút đó sẽ phá hủy mộ nền văn mình triệu năm của nhân loại , nó sẽ phản lại sự tiến bộ , huy hoại đi hạnh phúc và nhu cầu được sống tốt đẹp hơn của con người.Nó đã đi ngược lai với lí trí nhân loại và đi ngược lại với lí trí tự nhiên mà cả thế giới mong ước.Quả không sai khi nói :’CHiến tranh là khoa học của sự hủy diệt’ (John Abbott).
Phần cuối của văn bản chính là lời kêu gọi đấu tranh cho một thế giới hoàn bình của tác giả : “ Chúng ta đến đây để cố gắng cùng nhay chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.Nhưng dù cho tai họa có xảy ra đĩ nữa thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải vô ích…”Với câu từ cứng rắn , nghiêm khắc những ẩn chứ trong đó là tình cảm yêu hòa bình tha thiết, tác giả đã kêu gọi nhừng người yêu hòa bình từ tứ phương, hòa vào bản đông ca , để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang , tàng trữ hạt nhân hết sức phi lí.Và chính từ bản đồng ca từ những người yêu hòa bình , mong muốn thế giới luôn hạnh phúc ấy đã tạo ra một ngọn lửa sức mạnh , đánh tan đi suy nghĩ muốn chiếm lợi từ các nước đế quốc, xoa dịu nối đau lòng của những người đã mất và những người đang phải đấu tranh với cuộc chiến tranh , bén lửa trong tâm hồn, trong trái tim họ một tình yêu hòa bình mãnh liệt.Cuối cùng tác giả đã đề nghị mở ra ‘một nhà băng trí nhớ’ có thể tồn tại sau thảm họa hạt nhân để cho nhân loại đời sau có thế biết thế giới đã từng tồn tại , từng đau khổ và bất công ra sao ,họ từng biết đến tình yêu nhưng chưa từng hạnh phúc , từng biết đến những nièm vui nhưng chưa từng cười , từ ấy nhân loại sau , và cả thế hệ mai sau sẽ biết tới những thủ phạm ghê tơm đã phá hủy đi nhu cầu được hạnh phúc , tiêu diệt đi cả nền văn minh của dân tộc bằng những phát minh tàn ác nào , ‘ nhân danh những lợi ích ti tiền nào , mà cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này.’Với cách diễn đạt đặc sắc, độc đáo, những thông điệp Mác – két đưa ra là những thông điệp có ý nghĩa cấp thiết và thực sự quan trọng chó thế giới.
Với thái độ cứng rắn, phê phán môt cách nghiêm khác chiến tranh thế giới cùng cách lập luận chặt chẽ, giàu thuyết phục đã cho thấy một trái tim yêu hòa bình nhiệt huyết của tác giả, và cũng qua đó thể hiện sự đáng sợ và phi lí của chiến tranh hạt nhận của nhân loại , từ ấy cho nhân loại ta một bài học lớn :’Đấu tranh cho một thế giới hoàn bình , ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là một nhiệm vụ hết sức quan trong và cấp bách.
Chiến tranh đã qua đi đến gần nửa thế kỉ vậy là nửa thế kỉ qua và cả sau này nữa , chúng ta hứa sẽ được dống và tồn tại trong nền hòa bình. Tuy đâu đó vẫn còn âm ỉ những cuộc chiến tranh phi nghĩa , nhưng để có một nền độc lập hòa bình và tự do , hơn ai hết , chúng ta , thế hệ trẻ chún mình và sau này phải biết ơn, phải biết trân trọng và giữ gìn những giây phút hòa bình đáng quý mà thế hệ đi trước đã dành được. Bất giác , tâm trị tôi hiện lên câu thơ của Tố Hữu:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”