Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở

Chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở

Chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở

Bài làm

Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi.” Học là quá trình liên tục không ngừng nghỉ. Cũng như xây dựng một ngôi nhà, cần có một nền móng vững chắc thì ngôi nhà mới vững vàng được. Từ khi sinh ra, chúng ta bắt đầu học, học những điều nhỏ nhất. Bởi thế ông bà ta đã có câu :” Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Trước hết chúng ta cần hiểu ý nghĩa của câu nói. “ Học ăn” là là gì? Là học cách ăn uống. Ăn uống là vấn đề thuộc về văn hoá ẩm thực của mỗi dân tộc, vùng miền.Mỗi dân tộc, vùng miền sẽ có những yêu cầu, những bản sắc riêng. “ Học ăn” có thể hiểu là học lấy cái nét văn hoá của quê hương, dân tộc mình. Ví như ở nước ta, “ ăn trông nồi ,ngồi trông hướng” là lịch sự, đúng lề thói đạo đức Á Đông. Khi hầu hết mọi người đều nghĩ rằng ăn uống là bản năng, nhưng thực chất nó là một nét văn hoá thể hiện sự văn minh, lịch sự trong sinh hoạt nói riêng và trong đời sống nói chung. Chúng ta phải biết học cách ăn uống làm sao để mọi người không chê cười. Qua cách ăn uống thể hiện lối sống có phép tắc, tính cách và sự hiểu biết, văn minh của mỗi con người. Thậm chí ở nhiều đất nước phát triển, chất lượng cuộc sống tốt, ăn uống còn trở thành một nghệ thuật. Ở những nước phương Tây vẫn có những lớp học cách ăn uống, phong thái cho từng độ tuổi ở từng tầng lớp xã hội và công việc khác nhau. Gần đây, ở một số những trường phổ thông của nước ta cũng có những khóa học đào tạo nữ công, hướng dẫn học sinh cách bày bàn ăn, cách cư xử trong bữa ăn,…Hay từ nhỏ chúng ta luôn được bố mẹ, ông bà nhắc nhở khi ăn không được cười đùa, nói chuyện, phải ngồi thẳng lưng, không cúi mặt ,… Tất cả tạo nên văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ăn uống.

Một trong những điều mà mỗi con người khi được sinh ra cần phải học không gì khác chính là “ học nói”. Khi còn nhỏ, chúng ta tập nói bi bô, tập gọi bà, gọi mẹ, tập cách đánh vần, phát âm, cách đặt câu, dùng từ để nói lên những mong cầu hay thể hiện ý kiến cá nhân. Lớn hơn một chút, chúng t a phải học cách nói văn minh, lịch sự và giàu tính thuyết phục. Học nói trước hết là học nói năng lịch sự, lễ phép, gọi dạ bảo vâng. Cao hơn là học để trở thành người biết ăn nói. Trong cuộc sống, cần phải biết có những điều nên nói và không nên nói và phải biết nói như thế nào cho hợp tình hợp lý như người xưa đã dạy:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

“ Lời nói gió bay”. Một lời nói ra là một lời không thể rút lại. Bởi vậy mỗi người phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” . Biết nói những điều dễ nghe, không mất lòng người đối diện sẽ tạo nên một thiện cảm tốt. Chẳng hạn như trong môi trường học tập và làm việc. Một người khéo ăn khéo nói sẽ được lòng bạn bè, đồng nghiệp và thầy cô, được mọi người yêu mến. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nói những lời giả dối, nịnh hót không thật lòng. Một con người khôn khéo là con người biết nói ra sự thật nhưng cũng biết ăn nói, khéo léo trong giao tiếp.

Xem thêm:  Bình giảng bài Ngóng gió đông của Nguyễn Đình Chiểu

Bên cạnh đó, mỗi con người còn cần “ học gói” và “học mở”. Học gói học mở có thể học cách sống có nề nếp, ngăn nắp, có thẩm mỹ… Nhưng cũng có thể là học cách gói ghém tri thức, gói ghém vốn sống, những gì đã học được và học cách để vận dụng mỗi khi cần thiết. Song cũng có thể là học cách cư xử” xấu che tốt khoe” trong cuộc sống hằng ngày.

Tóm lại, có thể thấy câu tục ngữ “ học ăn, học nói, học gói, học mở” là bài học rất thiết thực đối với mỗi con người trong cuộc sống. Cuộc sống càng phát triển thì sự văn minh, lịch sự và phong thái của con người càng được yêu cầu cao, đôi khi nó cũng là thước đo cho giá trị đạo đức của mọi người. Mỗi chúng ta phải biết răn mình và rèn luyện từ nhỏ để trở thành một người đáng trọng trong xã hội.

Check Also

anh gai hoc sinh cap 3 de thuong 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *