Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Viết đoạn văn về lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo trong cuộc sống

Viết đoạn văn về lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo trong cuộc sống

Viết đoạn văn về lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo trong cuộc sống

Trong cuộc đời mỗi con người thì người chúng ta biết ơn nhất có lẽ là bố mẹ người đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta dành cho chúng ta rất nhiều tình cảm, sự hy sinh đó không thể tính bằng tiền bạc được. Tiếp theo là thầy cô giáo đã dậy dỗ chúng ta những kiến thức hay để chúng ta có thể bước vào đời vơi rất nhiều hành trang quý báu và có thể vào học những ngôi trường tốt và ra trường sẽ có 1 tương lai tươi sáng hơn. Nếu bạn đang tìm đoạn văn ngắn viết về lòng biết ơn thầy cô giáo thì có thể tham khảo 2 đoạn văn ở dưới đây nhé.

Đoạn văn về lòng biết ơn thầy cô:

Người xưa có câu:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
(Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

Để nhắc nhở chúng ta về lối sống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô giáo.Vậy lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại.Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ-những người đã sinh mình. Người có lòng biết ơn là người luôn ghi nhớ, trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết giữ gìn và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Lòng biết ơn là luôn cần thiết, vì sao? Cuộc sống là vô thường, không ai mãi sống trong nhung lụa và không ai mãi bị đau đớn. Cho dù bạn là một người có điều kiện và tài giỏi đến đâu đi nữa rồi sẽ có một lúc nào đó trong cuộc đời, sóng gió sẽ khiến bạn chao đảo và thậm chí có thể gục ngã. Không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra nên không bao giờ có thể chắc chắn bạn sẽ mãi yên ổn, khó khăn nhất định không bỏ qua ai bao giờ và đến lúc gặp nó, nó đòi hỏi ta đủ khả năng để chống trả. Nhưng đừng nghĩ rằng ta sẽ đủ khả năng một mình để đối đầu với mọi thử thách mà chẳng cần đến một ai giúp sức. Vạn vật của vũ trụ đều có một sự liên kết nhất định, chúng không bao giờ có thể hoạt động riêng lẻ mà luôn nằm trong một chỉnh thể. Con người là một phần của vũ trụ nên cũng không thể riêng rẽ, không ai có đủ khả năng để tự mình làm nên tất cả. Chúng ta đã, đang và sẽ luôn cần tới sự giúp đỡ của rất nhiều người dù là lúc này hay lúc khác. Và khi đã nhận được sự giúp đỡ, mang lòng biết ơn là điều tất yếu. Thêm vào đó, người đã giúp đỡ chúng ta nhất định phải bỏ ra công sức của họ để chúng ta được hưởng những điều tốt đẹp nên ta cần phải nhớ tới lòng tốt của họ bằng tất cả sự chân trọng và hàm ơn.Thầy cô là những người đưa ta đến những chân trời của tri thức, trang bị cho ta những hành trang thiết yếu nhất để ta bước vào đời. Trường học như ngôi nhà thứ hai, cô giáo như mẹ hiền. Thầy cô không chỉ là những người truyền cho ta những tri thức mà còn là người dạy ta những bài học trong cuộc sống. Vì thế biết ơn thầy cô, tôn sư trọng đạo là một đức tính cần có ở mỗi con người.Lòng biết ơn là một điều vô cùng có ý nghĩa cả với người trao đi lòng biết ơn và người được nhận lòng biết ơn từ người khác. Khi nhận được lòng biết ơn từ học trò của mình, thầy cô sẽ cảm thấy không uổng công mình dạy dỗ và dành hết tâm huyết của mình với nghề, với những lớp học trò. Từ đó sẽ yêu nghề hơn, ngày càng giàu nhiệt huyết và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp “ trồng người”. Đối với những học trò có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, nó sẽ chở thành nền tảng, cơ sở để hình thành một con người tốt, một người sống có đạo đức và trọng tình nghĩa.Hãy học tập và rèn luyện thật chăm chỉ để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô. Vào ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hãy dâng tặng lên những người thầy của mình những bông hoa tươi thắm cũng những lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Nắng tốt dưa mưa tốt lúa”

Đoạn văn về lòng biết ơn cha mẹ:

“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình.”Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. – Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp.Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “ Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,…Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương.Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ Hãy bắt đầu bằng việc nói cảm ơn mỗi khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình. Nếu bạn có thể làm điều đó đối với những người khác thì tại sao lại không thể làm thế với cha mẹ của mình? Hãy giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội, báo đền công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Bên cạnh đó, xã hội cần thức tỉnh và giác ngộ những đứa con ngỗ ngược, không biết ơn cha mẹ,…Hãy trở thành một đứa con hiếu thảo với mẹ cha

Xem thêm:  Tả cây phượng lớp 5

Đoạn văn về lòng biết ơn tổng quan:

Ông bà ta có câu:

“ Ăn quả nhớ kể trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn trong cuộc sống.Vậy lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại.Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ-những người đã sinh mình. Người có lòng biết ơn là người luôn ghi nhớ, trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết giữ gìn và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.Trong cuộc sống thường ngày, lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều những nghĩa cử cao đẹp. Dân tộc Việt Nam ta có tục thờ cúng ông bà tổ tiên để ghi nhớ công ơn về những đấng sinh thành, dưỡng dục. Đó là nét đẹp Văn hoá mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được. Vào ngày 27/7 hàng năm, cả nước sẽ chào đón ngày thương binh liệt sĩ để ghi nhớ công ơn của những anh hùng đã không màng đến hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ từng tấc đất của dân tộc, để giành lại độc lập chủ quyền và mang về cuộc sống tự do như ngày hôm nay ta đang có. Không chỉ thế, dân tộc ta còn là dân tộc có truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn những người có công giáo dục chúng ta nên người. Vào ngày 20/11 hằng năm, những bông hoa tươi thắm, những điểm mười cùng những thành tích học tập xuất sắc được dâng lên các thầy cô như những món quà bày tỏ lòng biết ơn của chúng học trò. Còn rất nhiều những ngày ghi nhận và tưởng nhớ công ơn của những ngành nghề khác nhau: ngày thầy thuốc,… để thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người thầy thuốc “ lương y như từ mẫu” nhờ y đức của mình đã cứu chữa cho biết bao người… Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta, ăn sâu vào huyết quản của từng thế hệ người Việt, tạo nên một dân tộc với lối sống cao đẹp.Lòng biết ơn là đức tính mà ai cũng cần phải có. Nó nhắc nhớ ta về nguồn cội gốc gác của mình, dạy ta biết sống đẹp hơn, người hơn. Người có lòng biết ơn sẽ được những người xung quanh yêu mến, coi trọng. Sống có lòng biết ơn là thể hiện lối sống giàu tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Lòng biết ơn đã trở thành một chuẩn mực đạo đức để đánh giá con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta.Hãy biết trân trọng và biết ơn những điều giản dị nhất trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ và những người sinh thành dưỡng dục ta nên người. Giúp đỡ mẹ cha trong cuộc sống hàng ngày cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn. Tích cực học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô, của nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội,…Đồng thời, chúng ta phải biết phê phán, lên án những người có lối sống “ăn cháo đá bát”, “ qua cầu rút ván”,… để xây dựng một dân tộc trọng tình nghĩa trong mắt bạn bè thế giới.

Check Also

anh girl xinh hoc sinh cap 3 rang khenh 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *