Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Hướng dẫn soạn văn Lập dàn ý cho bài văn tự sự – Chương trình Ngữ văn lớp 10

Hướng dẫn soạn văn Lập dàn ý cho bài văn tự sự – Chương trình Ngữ văn lớp 10

Hướng dẫn soạn văn Lập dàn ý cho bài văn tự sự – Chương trình Ngữ văn lớp 10

Hướng dẫn

Để nắm vững những yêu cầu đồng thời rèn luyện thêm cho kĩ năng lập dàn ý trong văn bản tự sự, các bạn hãy cùng tham khảo soạn văn Lập dàn ý cho bài văn tự sự mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?

Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự.

Trả lời

-Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc đã kể lại cho người đọc câu chuyện về quá trình hình thành, suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. Từ nguyên mẫu một con người có thực và một câu chuyện mà tác giả được nghe kể, Nguyên Ngọc dự kiến, truyện sẽ mở ra và kết thúc theo kết cấu vòng tròn với hình ảnh rừng xà nu; và phần trọng tâm kể câu chuyện đánh Mĩ qua cuộc đời, số phận của Tnú, cuộc sống và mối quan hệ của Tnu với các nhân vật khác.

-Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự: Để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, nhân vật và các sự kiện quan trọng, cốt lõi.

Xem thêm:  Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng

II. Lập dàn ý

1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèncủa Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý

Trả lời:

a) Trường hợp 1:

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra sau khi chị Dậu bỏ chạy trong đêm và ngoài trời tối đen như mực

– Thân bài: Kể lại câu chuyện dựa trên 2 sự kiện chính.

+ Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ con đường cách mạng.

(Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng như thế nào? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ và đi theo con đường cách mạng như thế nào?…).

+ Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu là người phụ nữ nhỏ bé nhưng giữ vai trò tiên phong và dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo một cách hăng hái, dũng cảm và nhiệt tình. (Hành trình giác ngộ và cuộc phá kho thóc Nhật của chị Dậu và nhân dân diễn ra như thế nào?)

– Kết bài: Kết thúc của câu chuyện như thế nào? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

b) Trường hợp 2:

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra sau khi chị Dậu bỏ chạy trong đêm và ngoài trời tối đen như mực.

Xem thêm:  Tả một bác sĩ đang làm việc.

– Thân bài: Kể lại câu chuyện dựa trên 2 sự kiện chính.

+ Khi Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức như thế nào về con đường vùng lên và đi theo cách mạng

+ Tuy sống trong vùng địch hậu nhưng chị Dậu vẫn nuôi giấu cán bộ một cách bí mật và dũng cảm, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… Những khó khăn chị gặp phải khi sống trong vùng địch hậu và bị kiểm soát? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu?…)

– Kết bài: Kết thúc của câu chuyện như thế nào? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

2. Cách lập dàn ý một bài văn tự sự

Trả lời:

Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần hình thành ý tưởng, suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề.

Bước 2: sau khi xác định và tìm được đề tài, chủ đề, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện và những sự kiện chính của cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), xác định các yếu tố khác để hoàn thiện phần cốt truyện cho tác phẩm như Lí do, không gian, các tình tiết của truyện, mối quan hệ giữa các nhân vật.

Xem thêm:  Bình giảng về bài ca dao: Tát nước đầu đình

Bước 4: Hoàn thiện những ý trên bằng một dàn ý chi tiết, cụ thể.

III. Luyện tập

Dựa vào câu nói của Lê-nin (Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất) để kể về câu chuyện với đề tài: Một học sinh có bản chất tốt, nhưng do một hoàn cảnh nào đó xô đẩy dẫn đến phạm sai lầm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ

Trả lời:

– Có thể xây dựng cốt truyện như sau:

+ An (học sinh) vốn là một người hiền lành trung thực, ngoan ngoãn, đạt kết quả học tập tốt và thường xuyên giúp đỡ các bạn khác.

+ Sau khi bố mẹ An li hôn vì mẹ phát hiện bố ngoại tình, An thất vọng về bố và chán nản, từ đó suy sụp tinh thần và bị kẻ xấu lôi kéo nên đã phạm sai lầm đáng tiếc. đến khi người mẹ đi tìm An tại các quán điện tử và gặp tai nạn, An mới hối hận, day dứt.

+ Tuy nhiên vì xấu hổ nên An không dám đến lớp học.

+ An được thầy cô, bạn bè động viên, giúp đỡ.

+ An đã cố gắng vươn lên và đi học đều đặn, khôi phục thành tích học tập và ngoan ngoãn như trước.

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 6 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *