Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích đoạn trích Lẽ Ghét Thương của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích đoạn trích Lẽ Ghét Thương của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích đoạn trích Lẽ Ghét Thương của Nguyễn Đình Chiểu

Hướng dẫn

Đoạn trích lẽ ghét thương là một trong những đoạn trích nằm trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật được nói đến trong đoạn trích này là ông Quán – một con người yêu ghét phân minh, tình cảm rõ ràng, trong sáng và luôn nghĩ cho mọi người, cho dân, cho nước. Đây chính là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của tác giả.

Thông qua đoạn trích, tác giả đã hóa thân vào nhân vật để nói lên sự yêu ghét những lề thói trong cuộc sống đời thường. Trong mỗi câu thơ tác giả lại nói lên một vấn để cụ thể mà nhân vật Quán ghét:

Quán rằng:"Ghét việc tầm phào"

Ghét cay, ghét đắng vào tận tâm.

Tác giả đã liệt kê tất cả những điều mà nhân vật của ông ghét, Từ ghét những việc hão huyền, không ý nghĩa, đến ghét người, với những tên tuổi bằng chứng cụ thể.

Trong mỗi vấn đề cụ thể ấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp từ "ghét" tới ba lần trong một câu thơ cùng với nghệ thuật tăng cấp: từ cái ghét vị cay, vị đắng đến cái ghét sâu trong tâm khảm của lòng người. Nhà thơ đã diễn tả được cái màu sắc, mùi vị và độ sâu của cái ghét. Với cách diễn đạt này, Nguyễn Đình Chiểu cho chúng ta thấy cái ghét của ông Quán là cái ghét đã ăn sâu vào trong tâm hồn, cái ghét của lòng chính trực, chân thành.

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang

Ghét đời U, Lệ đa đoan

Xem thêm:  Nụ cười hài hước trong bài ca dao: Cưới nàng anh toan dẫn voi… Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng.

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần

Nhà thơ đã mạnh bạo nhắc đến các vị vua trong lịch sử Trung Quốc như Kiệt, Trụ, U, Lệ, đó là những vị vua xấu xa, đồi bại, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, không lo cho dân cho nước. Trong những triều vua đó, dân phải "sa hầm sẩy hang", phải "chịu lầm than muôn phần"…

Một người mù, phải làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng ông luôn thể hiện lòng yêu nước của mình, lòng lo cho dân cho nước là người có tâm huyết với nhân dân, có quan điểm vì dân mới có được những tâm sự chân thành đến vậy. Do đó có thể thấy nguồn gốc của "nỗi ghét" ấy chính là tình thương. Vì lo cho dân, yêu dân, suốt đời chiến đấu cho lẽ phải, Đồ Chiểu đã mược hình tượng ông Quán để nói lên sự phẫn uất của mình và đó cũng chính là nỗi phẫn uất chung của nhân dân.

Khi đã nói được hết cái ghét của mình, ông mới bày tỏ cái thương, vì thương dân nên mới ghét những kẻ gây đau khổ cho dân. Mở đầu, nhà thơ nói thương Khổng Tử vất vả, gian lao trong việc truyền bá Đạo Nho:

Thương là thương đức thánh nhân

Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông

Ông thương cho số phận ngắn ngủi của Thầy Nhan Tử sớm phải lìa đời, bỏ dở con đường công danh. Điều này cho thấy ông Quán rất coi trọng, rất quý người hiền tài, nên ông tiếc cho người tài mà số phận bi đát, tiếc cho nhân loại mất đi một con người nhân đức hiếm có. Và ông thương cho Gia Cát Lượng có tài lớn, chí lớn chỉ tội không gặp thời nên chí nguyện không thành. Ông thương cho cả những người nghèo khổ, có hiếu, có tình nhưng vì danh tiết, không chịu khom lưng uốn gối nên đành cáo quan về ở ẩn như Nguyên Lượng…

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Những người được ông nhắc đến cùng với từ thương là những người có chí khí, có hiểu nghĩa, có tâm với dân, với nước. "Thương" có nghĩa là đồng tình, là đồng cảm, là khẳng định, là ca ngợi. Quả đúng vậy, vì họ chính là những bậc vĩ nhân quân tử, những người tài cao đức trọng có chí lớn, có mong muốn làm cho nhân dân được no ấm, được sử sách nghi nhận. Dù cuối cùng ước muốn của họ không thành là do gặp bất hạnh, chết yểu hoặc không gặp thời vận.

Nếu ở đoạn trên tác giả dùng điệp từ ghét để nói về sự căm ghét những cái xấu xa hại dân hại nước, thì ở đoạn này, tác giả lại dùng điệp từ "thương" để thể hiện rõ tình cảm yêu thương, khâm phục của mình đối với những bậc thánh nhân xưa. Nếu như ở đoạn trên, nhà thơ cho ông Quán nói ghét những kẻ hại dân, hại nước để thể hiện lòng thương lo cho dân, thì ở đoạn này ông lại cho nhân vật trực tiếp bộc lộ lòng thương của mình trước những tài cao, chí lớn nhưng không gặp thời để thi thố tài năng, đành để mộng lớn tan theo mây khói. Ông Quán đã nhìn thấy sự bất hạnh đó và ông tỏ lòng thương, kính trọng một cách chân thành sâu sắc. Đây chính là tình thương của tác giả đối với những số phận gặp nhiều trắc trở trên đường đời.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 10: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Sau một hồi phân trần về cái ghét và cái thương của mình, tác giả đã có sự tổng kết lại, và khẳng định lại một điều, trong con người ông luôn tồn tại cả cái ghét và cái thương. Điều này khẳng định Nguyễn Đình Chiểu có một tấm lòng sâu sắc đối với dân với nước, mong muốn có những bậc thánh hiền đứng r ache chở bao bọc cho muôn dân.

Xem qua kinh sử mấy lần

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

Qua nhân vật của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời một lời nhắn nhủ, một triết lí sống hết sức sâu sắc, con người sống ở đời phải biết thương (yêu) và ghét; phải biết thương cái chính, ghét cái tà: yêu cái đẹp, ghét cái xấu… Và "bởi chưng hay ghét chỉ là hay thương?". Đoạn trích còn đáng quý vì nó đã bộc lộ quan điểm yêu – ghét một cách rất chân thực, phân minh và đôn hậu. Đó không chỉ là quan điểm riêng của tác giả mà còn là cách nghĩ mang phong cách của người dân Nam Bộ.

Bằng ngòi bút sắc sảo và tinh tế, tác giả đã thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của mình, đó là tình yêu nhân dân, tình yêu chính nghĩa, ghét gian tà. Trong thòi điểm đất nước loạn lạc, nhân dân chìm trong cảnh cơ cực, phải là những người có tấm lòng cao cả mới thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân. Ý nghĩa của đoạn trích thể hiện nhân cách cao đẹp, đáng quý trọng của nhà thơ.

 

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

7194 1494911290054 1015 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *