Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Hướng dẫn

Bài thơ Cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi viết vào những ngày rỗi rãi, ngồi hóng mát, nhưng tâm trạng mang nỗi niềm tâm sự sâu kín. Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên chung niềm vui với thiên nhiên, nhưng nhìn lại, tác giả vẫn không nguôi ngoai nỗi buồn đang chất chứa trong lòng mình.

Đứng trước đời sống thường ngày tại nơi ở ẩn để vẻ nên bức tranh phong cảnh với lầu cao, lúc mặt trời sắp lặn, những tiếng ve inh ỏi cuối cùng để rồi sẽ chìm vào im ắng, và người thi sĩ ấy có thể hóng mát một mình suốt ngày. Ông sẽ thấy gì ở cuộc sống ngày hè? Cây và hoa, người và vật đề bọc lệ hết nhiệt độ sống tối đa của nó. Cây thạch lựu cũng cố phun sắc đỏ. Hoa sen hồng thì cố tỏa hương ngát hơn. Chợ cá phải náo nhiệt lắm thì từ nơi xa mới vẳng lại được tiếng lao xao. Những tiếng ve cuối cùng của cuối ngày như muốn đứt giọng mà kêu.

Các động từ đùn đùn, phun, tiễn, lao xao, dắng dỏi đều diễn tả trạng thái đang vận động mạnh mẽ, ứa căng, tràn đầy của vạn vật. Cách ngắt nhịp cũng có sự biến đổi đặc biệt. Không đều đều, cân đối, nhịp nhàng 3/4 quen thuộc của thể thơ đường luật. Giữa "Hè lục đùn đùn / tán rợp gương" và "lao xao chợ cá / làng ngư phủ; dắng dỏi cầm ve / lầu tịch dương" là "Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ; hồng liên trì / đã tiễn mùi hương" (nhịp 3/4). Người ta sẽ cảm nhận được muôn vật, muôn vẻ khác nhau qua trạng thái và nhịp sống của nó bằng các động từ miêu tả và sự thay đổi tiết tấu ở các câu thơ. Sức sống này đầy đặn, lớp lớp sinh sôi, sức sống kia mạnh mẽ, cái này là bề rộng, cái kia là chiều cao. Tất cả đề sống động, đang khát sống. Cái thể trạng hừng hực là thể trạng riêng, là vẻ đẹp của cảnh vật ngày hè dưới con mắt nhìn của Nguyễn Trãi.

Xem thêm:  Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn thơ “Kiều càng…”

Nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên để cảm nhận vẻ đẹp của làng quê thanh bình, để tận hưởng thú vui chơi tao nhã của một kẻ sĩ có tại nhưng lại rồi nghề. Nhà thơ quan sát, tận hưởng hương vị, lắng nghe cái rướn mình sinh sôi, nảy nở, thôi thúc bên trong, đang ứa căng, tràn đầy, xôn xao của vạn vật và đời sống. Phải chăng có lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống sâu sắc, thắm thiết, thấm thía con người này mới có thể thụ hưởng được như thế trong một buổi tối chiều hè, nhập nhoạng hoàn hôn khi đang mang một tâm rạng riêng dường như cô đơn, cô độc như vậy. Nguyễn Trãi sẽ vui cái vui sinh sôi, nảy nở đang diễn ra quanh mình để quên đi cái tâm không nhàn. Và cái tâm không nhàn của ông, chính là nỗi niềm, khát vọng về một đời sống thái bình, hạnh phúc cho dân cho nước. Nhất là khi chứng kiến đời sống thực, tự nhiên, yên lành, khát sống, không đua chen, bụi bặm của con người, tạo vật buổi tối cùng chiều như ngày hè này

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Cuối cùng rồi tác giả cũng giãi bày được tâm trạng của mình trước sự đói khổ của dân của nước, giữ cảnh tang thương của chiến tranh. Đúng là một nhà yêu nước yêu dân vĩ đại, con người ấy chỉ mong cho đất nước được thái bình, nhân dân được yên ổn, no đủ. Chiến tranh chấm dứt: thế sự yên ổn, không ngờ lại đang chứa chất những rối ren, chưa biết khi nào mới thái bình. Con người đó muốn quên thân mình, phận mình để day dứt cho dân, cho nước. Nỗi đau, niềm lo, nỗi khát khao và tâm trạng ngậm ngùi cùng đồng thời hiện diện ở con người trước sau chỉ giữ vựng một quan niệm, một tình cảm "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi.

Suốt cuộc đời Nguyễn Trãi đều lo cho dân cho nước, hi sinh mình để dân được ấm lo hạnh phúc. Việc ông xin về ở ẩn là vì ông thấy bất lực với thời cuộc, với chế độ xã hội lúc bấy giờ. Bài thơ cảnh ngày hè vừa miêu tả cảnh đẹp về ngày hè thật bình dị, yên bình, vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ, tác giả mong muốn có thể thay đổi được thời cuộc để người dân khắp nơi được ấm lo hạnh phúc.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

thaohuyen7 1492822 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *