Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích tình tiết đặc sắc của tác phẩm Số Đỏ

Phân tích tình tiết đặc sắc của tác phẩm Số Đỏ

Phân tích tình tiết đặc sắc của tác phẩm Số Đỏ

Hướng dẫn

Hạnh phúc của một tang gialà một đoạn trích thuộc chương XV của tác phẩm Số đỏ- Vũ Trọng Phụng. Đọc đoạn trích, chắc rằng người đọc không thể không chú ý đến nhan đề của nó: Hạnh phúc của một tang gia -Hạnh phúc của một gia đình có tang – một điều có lẽ xưa nay chưa từng thấy. Đồng thời đoạn trích còn là tiếng nói đả kích mạnh mẽcái xã hội tư sản Việt Nam đang chạy theo cái lố lăng đồi bại đương thời thông qua một vài chi tiết: ‘Cái chết của chợ triển lãm nhưng cũng đồng thời là một cơ hội… ‘

Mở đầu đoạn trích tác giả viết: ‘Ba hôm sau, ông cụ già chết thật’ với tư cách diễn đạt tự nhiên, đàng hoàng, khiến người đọc phải sững sờ trước một câu văn chỉcó tám tiếng mà đường như đã thâu tóm được phần lớn nội dung đoạn trích. Nghĩa là cái

chết đó là niềm vui lớn diên ra bất ngờ như sớm hơn mong đợi. Qua cái chết của cụ tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột tả được bản chất của từng nhân vật:

Với cụcố Hồng, ông ‘nhắm nghiền mắt để mơ đến lúc được mặc đồxô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu’ hay với câu ‘Cậu tú Tân điên lên vì mấy ảnh đã sẵn sàng mà chưa được sử dụng’ hoặc hình ảnh ‘bà văn mình thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồxô gai tân thời… ‘.Ông Typn bực minh vì mãi không được ra mắt những chế tạo của mình. Nhưng đối lập với mọi sự nôn nóng, ‘điên lên hoặc sốt ruột’ không phải là nỗi tiếc thương hay bối rối trước cái chết bất ngờấy mà nó như một thời cơ hiếm có để trưng bày những kiểu thời trang với những ‘chế tạo mới’… đoạn trích có nhắc đến ‘vòng hoa, ba trăm câu đối, ba trăm người đi đưa…. ‘ đây là hình thức thường có của một đám ma. Nhưng. một đám ma lại theo ba lối ‘Tây, Tàu, Ta’ quả là sự phong phú lố lăng không cần thiết đối với đám ma.

Cụm từ ‘Đám cứđi’ được nhắc lại hai lần. Điều đó tác giả muốn cho người đọc thấy được mọi cử chỉ, hành động của mọi người trong lúc đó thật khác thường: nhìn bề ngoài thì ‘bộ mặt có vẻ nghiêm chỉnh’ nhưng thực tếhọ không đau buồn thầm tiếc mà coi đó là dịp để mọi người nói chuyện có người lại ‘nói về chuyện vợ con, nhà cửa… ‘ và còn có người lấy việc đưa đám ma đó để ‘cười tình, bình phẩm, chê bai, ghen tuông nhau’. Tất cả những cử hành động đó càng nhấn mạnh đến sự không tuân theo khuôn mẫu của một đám ma vì thế’ đám ma như đám rước’

Kết thúc đoạn trích là đám ma đã tới nơi cần đến, khi đó ‘cậu tú Tân bắt bẻ từng người một chống gậy, gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau nước mắt thế này thế nọ… để chụp ảnh lúc hạ huyệt’ hiện trước mắt sự bắt bẻấy nếu có khóc được thì những giọt nước mắt sự đau buồn chỉ là giả dối mà thôi. Đồng thời bây giờ đã là lúc để mấy ảnh thi nhau bấm có người ‘nhảy lên mộ người khác để chụp tránh sự giống nhau’ và lố bịch làm sao cảnh ông Phán dúi vào tay nó – Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc năm đồng gấp tư để hắn cố đỡ cho cụ Hồng khỏi ngã… giá như… đám sẽ trở nên sinh động hơn và tựa như màn hài kịch.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 11: Cha con nghĩa nặng

Thông qua một vài hình ảnh, chi tiết, tác giả đã vạch trần bản chất xấu xa của một ‘gia đình đại bất hiếu’ nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung, mọisự tổ chức long trọng không nằm ngoài mục đích là đểcó danh tiếng nhưng có biết đâu những hình thức chỉ là bề ngoài mà nội dung chính của nó là gì? Đó là sựvô đạo đức, thiếu tình người đôi khi còn là cơ hội để cho kẻ bịp bợm hoành hành.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

myhuyen 1 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *