Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích đoạn trích hồi bốn kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng
Bài làm
+ Mở bài:
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm
– Tác giả Nguyễn Huy Tưởng là mộ nhà văn tiêu biểu đại diện cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông sinh năm 1912-1960 quê gốc Hà Nội. – Vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kích hay nói về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai của giặc.
– Nó cũng phản ánh hai thái cực của người dân. Một bên là những người tiến bộ muốn đấu tranh không sợ hy sinh, một bên là nhưng người yếu đuối, trốn tránh không muốn đối mặt.
+ Thân bài:
– Khái quát qua nội dung trong đó, hồi IV của tác phẩm khắc họa hình ảnh người phụ nữ can đảm, anh hùng khi nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng đó là nhân vật Thơm.
– Nhân vật Thơm chính là nhân vật trung tâm. Ta có thể thấy nhân vật Thơm rất anh dũng câu nói đầy quả quyết của cô “Tôi chết thì chết, chứ không báo hai ông đâu”
– Tinh thần của người dân khi đã giác ngộ thì họ có thể làm nhiều việc và hy sinh nhiều thứ. Chính tinh thần đó đã làm nên thắng lợi của dân tộc ta.
– Xung đột kịch bắt đầu từ nhà vợ chồng Ngọc. Trong khi dẫn những tên lính đây đuổi truy bắt hai chiến sĩ quân cách mạng là nhân vật Cửu và Thái.
– Tình huống kịch bất ngờ: Trong lúc nguy cấp nhân vật Cửu dẫn Thái chạy vào nhà một người điếc trong làng. Nhưng không may cho hai người là nhà anh điếc này đã bị Ngọc mua lại.
– Phân tích thái độ của Thơm khi gặp Thái và anh Cửu trong nhà mình như thế nào? Trong lúc ba người đang phân vân thì Ngọc chồng Thơm dẫn bọn lính tây về tới ngoài cổng đúng lúc nguy cấp này Thơm đã đẩy hai cán bộ cách mạng vào buồng và nói “Tôi chết thì chết, chứ không bảo hai ông đâu”
– Phân tích tình huống khi Ngọc về nhà gặp vợ? Cuộc chiến giữa Thơm và Ngọc, giữa một bên là vợ, khi mà Ngọc trở về nhà mình, hắn đếm tiền, hỉ hả nhìn vợ âu yếm khoe những thành tích đạt được và lẩm bẩm nuối tiếc vì để tuột mất Thái và Cửu.
– Thơm đã rất tinh tế, khéo léo đóng kịch được trước mặt Ngọc- một tên Việt gian- nhưng cũng là chồng mình.
– Phân tích cảnh kết khi mà Thơm nói cho Ngọc biết nỗi lòng căm thù giặc căm thù bọn bán nước hại dân và cô sẵn sàng gọi chiến sĩ tới bắt Ngọc chồng mình và bắt luôn mình vì là vợ một tên Việt gian, đã khiến người xem vô cùng cảm động.
+ Kết
– Nhân vật Thơm là hình tượng anh dũng, can trường đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Họ có sức mạnh để vượt qua mọi cám dỗ, đau thương để xả thân cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.