Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 9

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 9

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 9

Bài làm

“ Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá , tay xuyên nón

Mười sáu vành , mười sáu trăng lên ”

( Bài thơ đan nón- Nguyễn Khoa Điềm)

Từ cuộc đời thực, từ cuộc sống nhọc nhằn với người lao động chiếc nón lá đã đi vào những lời thơ nhẹ nhàng đằm thắm . Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta , đi cùng tà áo dài , chiếc nón lá làm tang thêm vẻ dịu dàng duyên dáng cho người phụ nữ Việt.

Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ , thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 năm trước Công nguyên. Ngày xưa nón được dung rất rộng rãi , phổ biến hiện diện trong đời sống hằng ngày , trên đồng ruộng, trong cuộc chiến đấu giữ nước , trong cả nhạc và thơ. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt , trải qua sự biến đổi phát triển của xã hội nghề đan nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay.

Nón có rất nhiều loại như : nón dấu ( nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến ), nón cời ( loại nón xé te tua ở viền nón ) , nón rơm ( nón được là, bằng cọng rơm ép cứng), nón quai thao ( người miền Bắc thường hay dung để đi lễ hội đặc biệt là ở Bắc Ninh ),.. Nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp. Nón thường được làm bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón , lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ,… Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung lụa để giữ trên cổ, trên cằm . Nón thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung , được ghim lại bằng sợi chỉ hoặc cái loại sợi tơ tằm, … giữ chi nón với khung bền chắc. Khi làm nón , thợ thủ công lấy từng chiếc lá làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón . Lá nón có nhiều nhược điểm nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp nón cho nón vừa cứng vừa bền. Khâu đoạn tiếp theo người thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầ khâu.Chiếc nón được chuốt từ thanh tre mảnh , nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón gồm vành nón nhỏ nhất và 15 cái vành nhỏ dần , vành nhỏ nhất chỉ bé bằng đồng xu. Nón khi hoàn thành được quét một lớp dầu bóng để tang độ bền và tính thẩm mĩ. Để tạo ra chiếc nón là cả một công phu , nó không chỉ thể hiện sự khéo léo , tỉ mỉ mà đó còn là sự tài hoa của những bàn tay cần mẫn yêu nghề .

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Từ xưa đến nay, hình ảnh người nông dân dầm dãi nắng mưa trên đồng ruộng với bóng nón nhấp nhô đã quá đỗi quen thuộc . Không chỉ thế , nón còn là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt . Trong nghệ thuật tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện dịu dàng mềm mại của người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá là hình ảnh bình dị , thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người con gái Việt . Nhắc đến đất nước Việt Nam du khác nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao , dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Check Also

hinh gai xinh hoc sinh de thuong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *