Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Nghị luận xã hội về Lòng tự trọng

Nghị luận xã hội về Lòng tự trọng

Nghị luận xã hội về Lòng tự trọng

Bài làm

“Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác” (Thomas Szasz). Thật vậy, lòng tự trọng là một nhân phẩm vô cùng quan trọng của con người. Theo bạn, “lòng tự trọng” là gì? Nó là sự tự tin khẳng định bản thân? Là nỗ lực sẵn sàng vượt qua thử thách? Là một phẩm chất để con người hoàn thiện bản thân? Nếu bạn đang băn khoăn về lòng tự trọng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Vậy, rốt cuộc “lòng tự trọng” là gì? “Lòng tự trọng” đó là một nhân cách, đạo đức thiết yếu luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta. Nó là thước đo cho giới hạn hành vi mà chúng ta cần đặt ra mỗi khi làm một điều gì đó. Khác với lòng tự ti, lòng tự trọng sẽ giúp con người có khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác. Sẵn sàng đấu tranh, nỗ lực để đạt được ước mơ của mình. Lòng lòng tự trọng trước những việc làm sai trái,… Như vậy, “lòng tự trọng” là việc bạn có thể giữ vững được lương tri của bản thân. Biết dùng lương tri đó để phát triển bản thân hoàn thiện. Giúp bản thân có một cuộc sống ý nghĩa và tràn đầy ước mơ, tương lai tươi sáng.

Ông cha ta đã có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Thật vậy, trong cuộc sống của con người, chỉ cần một chút sơ sài trong mọi việc bạn làm cũng sẽ gây nên cho bạn những hậu quả khó tránh khỏi. Bạn có thể sẽ vì sự không cẩn thận đó mà mất đi tình bạn trong con đường học tập. Cũng có thể vì sự bất cẩn ấy mà mất đi công việc, mất đi người bạn yêu quý,… Đôi khi những thứ bạn bỏ qua tuy nhỏ, nhưng nó lại là một điều rất lớn với người khác. Tự trọng cũng vậy, nếu bạn vứt bỏ tự trọng của bản thân, dù ít hay nhiều, dù vào việc hợp lý hay không, sau này bạn vẫn sẽ phải hối hận. Bởi con người chúng ta có thói quen rất xấu: việc đã từng làm sẽ là việc sẽ lặp lại lần hai. Chính vì vậy, bản thân chúng ta cần tên luyện mình thật tốt, để không đánh mất đi lòng tự trọng của mình. Người ta thường nói, đối với con người, bản thân họ là quan trọng nhất. Nhưng để có thể hiểu và hoàn thiện cho bản thân mình là điều quan trọng nhất thì lại chưa mấy ai nghĩ tới. Vậy, tại sao chúng ta không dùng lòng tự trọng để xây dựng điều đó? Lòng tự trọng sẽ cho chúng ta trở thành một con người sống có chí hướng, có đạo đức tốt. Cho bạn sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm cao trong học tập và công việc. Cho bạn sự lễ phép, “Tôn sư trọng đạo” khi gặp những người lớn tuổi hơn mình. Như vậy, tự trọng là bài học chân lý sâu sắc trong chặng đường trở thành một công dân có ích cho xã hội của mỗi con người. Bởi, nó giúp con người biết cách nhận lỗi và sửa sai. Biết chiến thắng bản thân, vượt qua mọi nghịch cảnh, vươn đến với ước mơ. Và tự trọng cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn khẳng định bản thân.

Thật vậy, nếu không nhờ lòng tự trọng, liệu bây giờ thế giới có những nhân tài như: Picasso, Nick Vujicic, Winston Churchill, Walt Disney, Barack Obama,…chăng? Sinh ra là một cậu bé với nước da màu – Barack Obama ngay từ khi còn học lớp 6 đã ao ước mình trở thành Tổng thống. Và nhờ vào ước mơ, vào sự tự trọng, tự tôn với bản thân mình, Obama đã làm được. Ông đã trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên trên thế giới. Trở thành người có ý chí, tự trọng, ước mơ cao đẹp, và được nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ. Hay đó là Andersen. Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bị bạn bè chê bao bì xấu xí. Có những lúc không có lấy một vụn bánh mì để ăn. Nhưng với lòng tự trọng, Andersen đã bỏ qua mọi suy nghĩ tồi tệ về bản thân ông. Nhờ vào sự tự trọng, ý thức trách nhiệm với bản thân ấy, Andersen đã trở thành một người nổi tiếng thế giới. Như vậy, mọi việc bạn làm, nếu bạn luôn tự trọng, luôn sẵn sàng để sửa sai cho bản thân, thì mọi việc bạn làm và việc bạn đang ao ước sẽ sớm trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những kẻ không tự trọng, không tin tưởng vào bản thân. Chỉ biết dựa dẫm vào những người  khác, gặp khó thì vội buông bỏ. Bản thân họ chê bài thì vội tự ti, không chịu nhận ra những ưu điểm của bản thân. Những kẻ như vậy đánh bị xã hội lên án, phê phán vì những việc làm không tôn trọng chính bản thân mình của họ. Và muốn làm được vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần là những con người có lòng tự trọng với mình. Sẵn sàng chịu khó khăn, chứ không thể nào mãi đắm chìm vào giúp đỡ; trông chờ vào những điều họ mang đến cho bạn. Như vậy, là bạn đang giết chính bản thân bạn. Bởi: “Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người, thì phải có lòng tự trọng” (Nguyễn Bá Thanh).

Xem thêm:  Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Thật vậy, giống như ngọn đuốc, lòng tự trọng chiếu sáng những tâm hồn đang dần rơi vào con đường lầm lỗi, đưa họ trở về với những giá trị đích thực của cuộc sống.  Và nó sẽ chiếu sáng cho cả bạn, cho việc tốt bạn đang xây dựng. Vì vậy, hãy luôn tự trọng, giữ vững lòng tự trọng trong tâm hồn của mình. Để bản thân có thể làm mọi điều mình mong ước. “Lòng tự trọng đối với linh hồn giống như oxi đối với cơ thể. Chặn nguồn oxy của một người, cơ thể anh ta sẽ chết; tước đoạt lòng tự trọng của một người, linh hồn họ sẽ chết” (Thomas Szasz). Thật vậy, tự trọng như nguồn nước, như ánh sáng, như hơi ấm vòng tay mẹ và như là hơi thở cho cuộc sống của chúng ta. Có được cho mình lòng tự trọng “dám nghĩ dám làm” bạn sẽ có thể có được cho mình hạnh phúc, thành công và khát khao của bản thân. Vậy nên, con người, ai cũng nên xây dựng cho mình lòng tự trọng cao đẹp, để bạn trở thành một người tốt, một người có ích cho xã hội.

Check Also

ao dai2 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *