Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Hướng dẫn

Phải đến thời đại chúng ta, giai cấp vô sản lãnh đạo và lập nhà nước kiểu mới, hình ảnh người dân thường mới được thể hiện phong phú trong văn chương nghệ thuật. Trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ, nhiều nhà thơ đã được những đài kỉ niệm kì vĩ ghi lại chiến công và lòng yêu nước của những con người gợi là vô danh ấy. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm cũng là một trong những đài kỉ niệm đó.

Bài thơ có thể chia làm ba đoạn. Các đoạn có số câu giống nhau, ý tình có biến đổi để mở rộng nội dung, nhưng vẫn giữ dáng vẻ và giọng điệu như nhau. Bôn câu diễn đạt lời ru của bà mẹ như một điệp khúc ở cả ba đoạn thơ. Có thể coi bài thơ là một kỉ niệm có kết cấu ba tầng.

Hai câu mở đầu được lại nguyên vẹn ở cả ba đoạn. Từ câu thứ ba của mỗi đoạn nói công việc của bà mẹ:

Ở đoạn 1: Mẹ giã gạo nuôi bộ đội. ở đoạn 2: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka – Lưi. ở đoạn 3: Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.

Từ những công việc cụ thể này tác giả phát triển tình ý, mở rộng sức khái quát của các chi tiết thơ.

Đây là bà mẹ Tây Nguyên luôn luôn dịu con trên lưng khi làm việc. Chọn bà mẹ đang nuôi con và đứa nhỏ còn ấp vú mẹ làm hai nhân vật tham gia đánh giặc, tác giả muốn nhấn mạnh tính chất toàn thắng của cuộc kháng chiến. Bài thơ là sự phát triển song song mối tình cảm lớn: tình mẹ và tình dân nước. Trong tình mẹ con đứa bé sớm biết chia sẻ với mẹ mọi gian lao của cuộc sống đánh giặc. Khi mẹ giã gạo thì:

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Con Rồng cháu Tiên lớp 6 hay nhất

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Khi mẹ tỉa bắp thì:

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Và:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Tới lúc mẹ vào chiến khu, sự chia sẻ của em đã thành một biểu tượng có sức đại diện cho cả một thế hệ đánh giặc trước tuổi:

– Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường -Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn

Mặt khác mong ước của bà mẹ cũng được nâng dần lên, từ mong ước cho con khôn lớn, sức dài vai rộng:

– Mai sau con lớn vung chày lún sân

– Mai sau con lớn phát mười Ka – Lưi Đến mong ước:

– Mai sau con lớn lùm người Tự do

Một bước tiến dài trong tình cảm, trong nhận thức của người dân lao động đã được ghi bằng các lớp hình tượng hợp lí. Hành động đầu tiên: bà mẹ giã gạo nuôi bộ đội (Mẹ thương akay, mẹ thương bộ đội). Hành động tiếp theo là trồng ngô nuôi làng (Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói). Hành động sau cùng là địu em đi giành trận cuối (Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước). Mong ước của mẹ ở hai công việc đầu là sự no đủ vật chất. Mong ước cao nhất của mẹ là độc lập tự do.

Cái đặc sắc của bài thơ là tác giả chỉ tập trung vào một hình tượng. Tinh, ý, cảnh đều hội tụ vào hình tượng đó, từ thấp lên cao. Ý thơ song song nhau ở cả ba đoạn thơ nhưng có sự phát triển rộng xa dần. Các câu thơ gối nhau thành từng cặp ý quân quýt nhau, liên hệ đối chiếu nhau, khi thì ở ngay trong một câu, khi thì ở câu trên câu dưới. Đối chiếu trong một câu như:

Xem thêm:  Tổng hợp stt yêu đời vui vẻ hài hước nhất năm 2020

– Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

– Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Khi đối chiếu trong hai câu, thường tạo nên cách lập ý bất ngờ, hàm súc. Ý thơ từ cụ thể chuyển sang khái quát rất nhanh, đầy biến hoá mà dễ tiếp thu. Tôi nghĩ đây chính là nét thú vị nhất của bài thơ này:

– Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

– Mặt trời của bắp thì nằm trên đổi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

– Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn

Tinh mẫu tử thì có thể nói mãi không hết. Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng nói ít nhưng lại để ta thấy hết được cái chất của tình mẹ ấy: tha thiết đằm thắm như mọi tình mẹ con truyền thống Việt Nam, nhưng lại có cái cao cả rộng lớn của thời đại cách mạng. Cách diễn đạt có nhiều mới mẻ: anh ví con là mặt trời của mẹ, nhưng là mặt trời thân gầy, nằm ngay trên lưng mẹ. Cây bắp sống được là nhờ có mặt trời, mẹ sống được qua mọi cực nhọc của cuộc đời này cũng là nhờ có con. Mà con đối với mẹ còn hơn cả mặt trời đối với cây cối, vì mặt trời còn cao chứ con thì ở ngay trên lưng mẹ, mẹ luôn dịu con, nghe cái â’m nóng của con toả trực tiếp trên da thịt mẹ. Mẹ cảm được con lớn từng ngày trên lưng mẹ. Ý thơ sâu sắc như vậy nhưng vẫn bám rất chắc vào các chi tiết thực. Nó gây được ấn tượng mạnh vì được chuẩn bị từ câu thơ trên: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Tác giả tung hứng chi tiết, hình ảnh râ’t tài: ý trên gợi ý dưới, câu dưới dọi lên câu trên, đoạn sau đoạn trước đan cài chặt chẽ. Đây là bài thơ mà sự kết cấu của nó đã trở thành nội dung. Nếu vẫn ý thơ này nhưng thiếu những thủ pháp ấy, hương sắc sẽ nhạt đi nhiều.Ví dụ hai câu:Từ trên lưng mẹ con đến chiến trường Từ trong đói khổ con vào Trường Sơn

Xem thêm:  Đề 27 – Thuyết minh về một món ăn của người Việt Nam (Bánh bèo) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Nếu tách hai câu xa nhau, sẽ không thấy được tính quy luật tất yếu của cách mạng. Câu trên có thể vẫn là câu thơ hay: Từ cuộc đời của em bé cụ thể này, tác giả đã bao quát được số phận của cả đất nước – một đất nước đã có có truyền thuyết chú bé làng Gióng bước từ nôi tre ra là nhảy ngay lên ngựa sắt ra trận, câu tập nói đầu tiên là xin đi đánh giặc. Câu thơ dưới tính hình tượng ít hơn, nhưng cũng là một cách khái quát con đường đi tới cách mạng của dân ta. Đặt hai câu cạnh nhau, tạo thành một cặp lập luận, chúng có sức cộng hưởng sang nhau, tạo thành một khối vừa sâu về ý vừa đẹp về hình ảnh.

Sau hết xin được nói tới cái đầu bài. Đây là câu thơ hay nhất của bài: những em bé lớn trên lưng mẹ. Người mẹ trở nên vĩ đại như trái đất và đứa con thì thần kì như Phù Đổng. Hình ảnh phi lí nhưng đã thâu tóm thâu lí nhất nội dung của bài thơ.

Theo Dethihay.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *