Bình giảng bài văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G.Mác-két
Hướng dẫn
THAM KHẢO NỘI DUNG BÌNH GIẢNG BÀI VĂN ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH CỦA G.G.MÁC-KÉT
Chiến tranh và hòa bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu người và nhiều dân tộc. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh khác. Và cũng trong những năm gần đây, vấn đề xung đột khủng bố và chiến tranh vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hòa bình là yêu cầu đặt ra vô cùng cấp thiết, Đó là lí do vì sao ta hiểu Mác-két, nhà văn Cô-lôm-bia muốn gửi tới toàn thể nhân loại bức thông điệp: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” bằng một tấm lòng nhiệt huyết.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là đoạn trích từ tham luận của Mác-két đọc tại cuộc họp mặt của sáu nguyên thủ quốc gia họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô để bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình thế giới.
Để làm sáng tỏ luận đề: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, Mác-két đưa ra một luận điểm có tính chất bao trùm; chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể nhân loại và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh đế loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
Luận điếm cơ bản trên đây được Mác-két triển khai bằng một hệ thống luận cứ khá toàn diện.
“Nhân loại đang đứng trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân”, Tính chất hiện thực và khủng khiếp của nguy cơ này được nhà văn Mác-két xác định thời gian và số liệu cụ thể: “Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bô trí trên khắp hành tinh”. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Với số vũ khí hạt nhân đó có thế hủy diệt 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Tác giả còn đưa ra những tính toán về lí thuvết: kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ Mặt Trời”. Nguy cơ ghê gớm đó, thực sự “đang đè nặng chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét”.
Bằng những chứng cứ xác thực và cách lập luận cua tác giả đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
Tiếp theo tác gia chỉ ra “cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn”.
Để làm sáng tỏ luận cứ này, tác giả đưa ra những số liệu cụ thể: để cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh, và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới chỉ có thê bỏ ra chi phí là 100 tỉ đô la. Nhưng chương trình này không thực hiện được, vì lí do tốn kém. Tuy nhiên số tiền này chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 700 tên lửa vượt đại châu.
Ở lĩnh vực y tế: giá 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ dê thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi.
Ở lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho số lượng người này chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX., chỉ cần 27 tên lữa là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.
Ở lĩnh vực giáo dục: chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
Mác-két nhà văn lớn của thế giới, một nhà hoạt động xã hội khả kính đã kịch liệt lên tiếng phản đối “chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên”.
Tác giả đưa ra những luận chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất, trái đất có sự sống như ngày nay là kết quả của một quá trình tiến hóa hết sức lâu dài của tự nhiên: “từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”.
Đó là cơ sở để Mác-két khẳng định và hướng tới nhân loại về mức độ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và “chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.
Sau khi chỉ ra một cách rõ ràng về hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, Mác-két đã gửi tới nhân loại một thông điệp là tích cực đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hòa bình: “chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng”.
Cuối cùng Mác-két đưa ra một đề nghị, mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân, để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây và không quên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khố cho chúng ta, đã giả thiết làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lời đề nghị của Mác-két cũng chính là lời tố cáo những thê lực hiếu chiến. Vì lợi ích ti tiện cá nhân mà đẩy nhấn loại vào họa diệt vong và qua đó, nhà văn cùng muốn rằng nhân loại cần giữ kín kí ức của mình.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là tiếng nói đầy nhiệt huyết, cháy bỏng những khát khao cùa nhà văn về một thế giới hòa bình, không có chiến tranh hạt nhân hủy diệt. Và khi nào nguy cơ chiến tranh hạt nhân còn đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất thì tiếng nói của nhà văn vẫn còn là chuyện thời sự nhân văn sâu sắc.
Bài viết của Mác-két có sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt tình của tác giả.
*****
Theo Dethihay.com