Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Bình luận về câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

Bình luận về câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

Đề bài: Anh/chị hãy bình luận về câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Bài làm

Từ xa xưa, nhân dân ta đã có rất nhiều truyền thống quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “ lá lanh đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “ thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Bầu là cây trồng ở vườn nhà, leo bằng tua cuốn, phân nhánh, lá mềm rộng phủ lông mịn, hoa to trắng, quả dùng để nấu ăn, lúc non quả có hột nhỏ, vỏ mỏng, mềm, ngọt. Bí là loài cây song tử diệp cùng họ với bầu, hoa màu vàng, quả dùng để nấu canh hoặc làm mứt. Bầu bí tuy là hai loại cây khác nhau về màu sắc, hình dáng, nhưng đều ở một giàn, cùng chịu những tác động tốt xấu từ thiên nhiên, giông bão, nắng gắt… lại cùng họ dây bò nên mối quan hệ giữa bầu và bí lại càng được thắt chặt hơn, giờ đây sống cùng một giàn.

Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí chớ vì hoa bí thì vàng mà hoa bầu thì trắng, quả bí thì tròn qua bầu bì dài mà ganh ghét, xa lánh nhau. Bầu bí là hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là sống như một, như người thân trong gia đình, cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận, gió hoà bầu bí chung hưởng, gặp nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Chỉ cần mưa gió bão bùng giàn bầu tan tác thì bí cũng không còn nguyên. Đâu phải ở chung một giàn thì thân ai người ý lo đâu, mà là lo chung những nỗi lo, chịu chung những khó khăn của môi trường, cùng nhau phát triển, nương tựa vào nhau cùng ra hoa, đơm quả.

Ý nghĩa bên trong câu ca dao nói đến là trong đời sống, không ai giống ai, mỗi người có một hoàn cảnh, một xuất thân khác nhau, tiếng nói đôi khi cũng khác nhau, nhưng đừng vì vậy mà khinh miệt, chia rẽ, phân biệt đối xử với nhau. Chúng ta đều là con người, đều cùng một loài, chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau, như vậy thì cuộc sống mới trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ, bạn bè đồng lứa học chung trường, chung thầy, chung lớp, chung cô, chung sạch vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại, mọi người không chung huyết thống nhưng cùng chung một xã, một quê hương, một đất nước. Không ai có thể cứ sống đơn lẻ là sẽ phát triển được cả, ai cũng có quê hương, có gia đình, có bạn bè cùng giúp nhau phát triển. Đi học chúng ta có bạn bè cùng lớp, có thầy cô quan tâm chăm sóc. Đi làm, có những người đồng nghiệp tâm sự và hướng dẫn mình trong công việc.

Sự yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lí, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua nhiều các câu ca dao khác như: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”

Xem thêm:  Văn biểu cảm về cây dừa mà em biết

Thực tế đã chứng minh yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ bớt người sống trong bất hạnh, mang yêu thương cho đi bạn sẽ nhận lại nhiều niềm vui mới ý nghĩa, tạo ra một xã hội yêu thương nhau, hoà hợp, cùng nhau phát triển.

Yêu thương trong cuộc sống của ta được thể hiện rất dễ trong đời sống nghèo túng,đứa em ngã chị dang tay ra nâng lấy, thấy ai đó bị thương mà thấy đau nhưminhf bị thương. Cơm canh đam bạc nhưng ai cũng đầy ắp tiếng cười. Thể hiện qua việc làm tình nguyện, hiến máu cứu người, các hoạt động từ thiện giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ đồng bào lũ lụt miền Trung, nhường cơm sẻ áo. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân ta đã đoàn kết đánh giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến, tình yêu thương, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến đấu. Từ Nam ra Bắc, từ người già đến người trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông ai cũng có một sự quyết tâm đánh giặc cứu nước. Vì họ đều là con dân Việt Nam, đều muốn hoa bình, đều có những ước mơ riêng ấp ủ, vì vậy họ ra sức chống giặc ngoại xâm để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

Xem thêm:  Phân tích bi kịch tinh thần trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao

Câu ca dao như một lời dạy bảo và nó hoàn toàn chính xác, đoàn kết và yêu thương nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công. Là một học sinh nên gạt bỏ lòng đố kị cá nhân và yêu thương các bạn trong lớp, yêu thương gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh ta.

Check Also

anh tuong1 1711201815 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *