Đề bài: Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Văn Bản Tôi Đi Học Lớp 8 Của Thanh Tịnh
Bài làm
Tác phẩm truyện ngắn “Tôi đi học” được tác giả Thanh Tịnh sáng tác và in trong tập Quê mẹ, xuất bản vào năm 1941. Với những ai đã trải qua ngày đầu tiên cắp sách đến trường chắc hẳn sẽ đều có những thiên hồi ức vô cùng xúc động, với biết bao kỉ niệm đẹp về cảnh vật, thầy cô, bạn bè, những cảm xúc rụt rè, bỡ ngỡ núp sau lưng mẹ giống như Thanh Tịnh ba mươi năm về trước.
Tóm tắt truyện ngắn “Tôi đi học”
Tác giả Thanh Tịnh – chính là nhân vật “Tôi”, nhân vật tự sự trong truyện ngắn này. Tôi dường như cứ vào dịp cuối thu trong lòng lại mơn man nhớ như in về ngày đầu tiên cùng mẹ đến trường. Hôm đó là một buổi sáng mùa thu, trời se se lạnh, lá rụng nhiều, mẹ dắt tôi đi trên con đường làng quen thuộc nhưng hôm nay đối với tôi bổng dưng thấy thật lạ lẫm. Vì, hôm nay tôi đi học. Mặc trên mình bộ đồng phục, tôi thấy mình trang trọng và đứng đắn hẳn lên, lúc đó trong đầu xuất hiện một ý nghĩ thật non nớt là chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước. Và rồi những suy nghĩ đó cũng nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng đang trôi bồng bềnh trên trời.
Khi bước đến trường, tôi cảm thấy ngôi trường sao khang trang, to đẹp hơn hẳn những gì tôi thấy trước đây, tôi sợ và vội nép sau áo mẹ giống như một chú chim nhỏ. Bổng, tiếng trống trường vang lên, tôi theo mọi người xếp hàng trước cửa lớp học và chờ đợi nghe ông đô đốc trường làng Mỹ Lí gọi tên mình. Tôi hồi hộp, nhiều bạn nhỏ khóc làm tôi cũng dúi vào áo mẹ mà khóc nức nở. Ông đốc an ủi, động viên chúng tôi bằng những lời nói vô cùng ấm ấp, trìu mến. Rồi tôi rời tay mẹ và một thầy giáo trẻ tươi cười đón mời chúng tôi bước vào lớp học.
Ngồi trong lớp, tôi nhìn những bức tranh, tấm bản đồ treo tường, người bạn nhỏ ngồi kế bên và cảm thấy nơi đây thật thân quen dù lần đầu gặp gỡ. Tôi ngồi ngay ngắn, vòng tay lên bàn, nhìn theo từng nét chữ thấy viết bài và nhẫm đọc dòng chữ: “Tôi đi học”.
Ý nghĩa truyện ngắn “Tôi đi học”
Thanh Tịnh nổi tiếng với những tác phẩm thơ ca, truyện ngắn thắm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa ngọt ngào sâu lắng, vừa có chút hoài niệm buồn vương. Và trong tác phẩm “Tôi đi học”, ông đã vô cùng thành công khi kết hợp giữa chất biểu cảm trong lối viết tự sự, mang đến giọng văn nhẹ nhàng như đang thử thỉ tâm sự với người đọc. Cũng nhờ đó, biết bao kĩ niệm về hồi ức xúc động của buổi tựu trường ba mươi năm về trước của ông đã làm người đọc cũng bồi hồi theo. Trong kí ức của mỗi chúng ta, những kỉ niệm vui buồn tuổi học trò luôn được lưu giữ trong tâm trí, trong các trang lưu bút một cách lâu nhất. Và những câu văn đậm chất thơ ấy gieo cho bạn, cho tôi sự khó tả của một thời kỉ niệm. Đó chính là thành công mà tác giả Thanh Tịnh đã làm được trong tác phẩm của mình.