Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Đề bài: Anh/ chị hãy nêu ý kiến của mình về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Bài làm

Từ lâu trong xã hội của chúng ta, luôn tôn trọng những giá trị của truyền thống dân tộc, nó được thể hiện trong các văn hóa ứng xử của người Viêt, đặc biệt đề cao hết thảy là tình thân giữa người với người trong một gia đình, nâng cao lên thành tình thân ái giữa con người trong xã hội phải xuất phát từ trái tim nóng. Điều đó được bàn luận rất rõ qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Bài học bất tận về tình tương thân, tương ái vẫn vang mãi qua thời gian, là quan niệm sống của người xưa, nó cho ta hiểu được đạo lý sâu sắc về sức mạnh của tấm lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa con người trong một cùng một cộng đồng. Hình ảnh ấy được bắt nguồn từ những vật tưởng như vô tri “Chiếc lá”, là hai loại khác nhau cái lành lặn,mới, cái thì rách, cũ, nát. Con người dân ta xưa đã nhanh chóng biết sử dụng nó trong việc gói bọc những chiếc bánh truyền thống để giữ trọn hương vị vẹn nguyên, độ nóng, tạo màu cho nó. Ta thường thấy được người ta chọn những chiếc lá rách nằm bên trong, phủ ra ngoài là chiếc lá lành lặn vừa tạo tính thẩm mỹ cho tổng quan của chiếc bánh. Không chỉ dừng lại ở đó, người xưa đã liên tưởng đến được nó tượng trưng cho con người. Chiếc lá lành chẳng khác chi người giàu có trong xã hội, chiếc lá rách đại diện cho người nghèo, người bất hạnh, gặp điều rủi ro trong cuộc sống, cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Sớm hiểu được rằng, những con người giàu có hơn nên biết đùm bọc, chia sẻ với những hoàn cảnh nghèo khó hơn mình dù chỉ là một ít, thì mới mong rằng giá trị đạo đức, văn hóa của xã hội đi lên, diện mạo của xã hội cũng dần dần sáng sủa, văn minh, tiến bộ hơn.

Xem thêm:  Phân tích bài Đây thôn Vĩ dạ

Như những chiếc lá kia còn đùm bọc nhau, tạo thành hàng lớp lớp lá. Còn có thể hiểu đến con người, nào ai có thể dám khẳng định mình sống lẻ loi, giữa cuộc đời này. Nó tạo nên sức mạnh của tình yêu thương, giúp những người khó khăn sẽ tái hòa nhập được với cuộc sống, dần cải thiện được cuộc đời họ. Khó có thể sống mà mặc kệ làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh, chỉ biết sống vì lợi ích cá nhân, vì con người trong ta vốn dĩ luôn được nuôi dưỡng phương châm sống, thái độ sống đúng đắn, giúp người khác chính là giúp mình, vì là “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Tình cảm ấy phải được hiểu là nên xuất phát bằng trái tim nóng, sự bắc cầu của tình yêu thương trong sáng, chân thành nhất, chứ không nên làm vì sự bố thí, sự khinh thường hoàn cảnh người khác, làm được điều đó mới thực chất hoàn thiện được, hiểu được toàn bộ đạo lý cao đẹp này.

Lòng nhân đạo tuyệt vời ấy không hiếm thấy trong cuộc sống, biểu hiện của nó xuyên thời gian, không gian, ám ảnh lên mỗi con người sống trong cùng một xã hội. Trong chiến tranh, vì có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái mà cả nước ta mới chiến thắng kẻ thù với sức mạnh bền bỉ, là những lần nạn đói hoành hành, tinh thần ấy trỗi dậy “ Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” là lời thuyết phục đúng đắn được hành động tiên phong làm gương đó là Hồ Chí Minh- vị chủ tịch nước CHXHCNVN đương thời tài ba, hay là các gia đình có người thân ra tuyền tuyến đều được bà con xóm làng, khu phố an ủi, động viên, giúp đỡ khi ốm đau, thiếu thốn, tương trợ nhau trong sản xuất. Là những lần tặng huy chương, đến thăm hỏi, động viên các “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” có những hoàn cảnh neo đơn, vì họ đã gánh chịu những mất mát to lớn tinh thần, vật chất, họ đã để những người con của mình ra đi để bảo vệ tổ quốc nhưng không may mãi mãi hy sinh tuổi thanh xuân của họ, nằm lại nơi chiến trường. Đến khi hòa bình lặp lại, thiên tai lại ập đến, những cơn lũ hằng năm đã cướp đi sinh mạng, của cải, vật chất, để lại những vết tích đau đớn in hằn trong tâm khảm người dân nằm vùng bão.Chính phủ, Cộng đồng người Việt ở trong nước, nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế cũng nhiệt tình ủng hộ nhân dân vùng lũ.

Xem thêm:  Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Trong những câu ca dao, tục ngữ ta cũng có nói rằng: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” và “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”,…Có lẽ chất keo kết dính giúp cho xã hội phát triển chính là tình thân tương thân tương ái, giúp nhau qua hoạn nạn,tình yêu thương, cùng giúp nhau tiến bộ- giúp nhau trong khó khăn, tạo nên sức sống bất diệt của một dân tộc vững bền từ trong ra ngoài. Có thể nói nó đã trở thành phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, trở thành đặc trưng bản sắc văn hóa Việt nam đáng để được tự hào.

Điều hoàn thiện cho câu nói “Lá lành đùm lá rách” ở biểu hiện cụ thể như Gia đình nào có con em lấy vợ, lấy chồng, hoặc đỗ đạt, thành tài, thì bà con xóm phố cũng đều đến chia vui,… Tóm lại là nên hiểu sự giúp đỡ đó phải xuất phát từ tinh thần tự nguyện và sự yêu thương của mỗi một người dành cho nhau, không hẳn là chỉ chia sẻ với những nỗi buồn của người khác, mà khó hơn nữa là biết sống đồng cảm với niềm vui với người khác. Và nếu như có sai lệch trong suy nghĩ căn bản như giúp đỡ để đổi lại một cái thứ gì đó thì đó không phải là ý nghĩa chân chính của Tinh thần tương thân tương ái, mà đó chỉ là sự trao đổi. Vậy nên chúng ta hãy sống xứng đáng với dân tộc,với truyền thống, trọn vẹn đạo đức làm người, áp dụng luôn, học luôn những cái nhỏ nhất sự chia sẻ, rèn luyện nó mỗi ngày bằng việc đơn giản giúp đỡ mọi người xung quanh.

Xem thêm:  Nghị luận về câu tục ngữ "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết"

Em tự thấy mình cần phải tu dưỡng tốt tinh thần cao đẹp này, vì em hiểu rằng làm một việc tốt cho người xung quanh không vụ lợi, mình cảm thấy tâm hồn dường như thanh thản, vui vẻ hơn, bớt đi được những khó khăn cho xã hội. Bài học “Lá lành đùm lá rách” cao quý này không chỉ cho mỗi người nuôi dưỡng ý nghĩa cao cả biết giúp đỡ người xung quanh, mà còn là giúp cho ta biết hoàn thiện nhân cách để xứng đáng trở thành một con người toàn diện về đạo đức, trí tuệ.

Check Also

nu sinh dien do guc hinh 2 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *