Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Những gì xảy ra với Ve và Kiến, em hãy hình dung và kể lại câu chuyện của chúng.

Những gì xảy ra với Ve và Kiến, em hãy hình dung và kể lại câu chuyện của chúng.

Những gì xảy ra với Ve và Kiến, em hãy hình dung và kể lại câu chuyện của chúng.

Hướng dẫn

YÊU CU

1. Đề yêu cầu kể chuyện theo kiểu đồng thoại (truyện về loài vật mang ý nghĩa nhân sinh) do vậy người kể phải giấu mình đi, bằng hiểu biết của mình về đời sống của Kiến và Ve để dựng một câu chuyện giữa chúng.

2. Trong câu chuyện này phải thoả mãn các điều kiện:

– Thứ nhất, tính cách Kiến và Ve đã được định sẵn. Kiến chăm chỉ lao động, Ve chỉ mải vui chơi.

– Thứ hai, câu chuyện có ý nghĩa giáo dục, khiến người đọc (người nghe) rút ra được bài học bổ ích nào đó.

3. Đã là kể chuyện cần phải chú ý đến nhân vật, quan hệ giữa chúng, diễn biến của câu chuyện với các tình tiết chọn lọc có sự phát triển hợp lí. Chủ yếu kểtheo lối nhập vai nhưng vẫn có lời dẫn chuyện của người kể.

BÀI LÀM

Mùa hè nắng ấm, phượng nở đỏ khắp nơi. Trong vòm cây xanh thẫm, có một con Ve mải mê ca hát suốt ngày. Ngay cả những buổi trưa nắng chội chang, Ve vẫn ngân lên ra rả bản nhạc có giai điệu rất vui nhộn. Dưới gốc cây ấy là nhà của một chú Kiến bé nhỏ. Kiến đang chăm chỉ xây nhà, sửa cửa, phòng những cơn mưa mùa hè sắp đến.

Một buổi trưa nọ, đang ca hát, chợt nhìn thấy Kiến hì hục khuân vác, Ve nhàn nhã bay xuống nhà Kiến, nhếch miệng hỏi thăm:

– Này anh Kiến, anh làm gì mà vất vả thế?

– Chào Ve, anh đang đi dạo chơi đấy à!

Xem thêm:  Bình luận về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Đáp lời, song Kiến vẫn hì hục khuân vác vật liệu. Ve giương to đôi mắt nhìn Kiến, lên mặt dạy đời:

– Anh rõ là ngốc nghếch! Tội gì mà ngày nào anh cũng làm việc thế! Cuộc đời là vui thú, cho chúng ta dạo chơi, ca hát, hưởng hương sắc của tạo hoá chứ đâu phải để làm lụng vất vả như anh!

Thuyết xong, Ve rủ:

Anh thử lên vòm câỵ này ta cùng ca hát, ngắm cảnh xem có đẹp không. Rất tuyệt vời nhé!… Nắng ấm lung linh chảy tràn khắp nơi. Nắng óng ả hôn lên vòm cây, hôn lên mọi vật. Trên ấy anh sẽ thấy hoa phượng lập loè trong gió như những đốm lửa, thỉnh thoảng lại bùng lên giữa sắc lá xanh rờn. Đấy anh xem, mọi người đều tung tăng ca hát, trẩy hội, vui ơi là vui! Cứ ở tù một chốn như anh thế này thì làm sao biết được những vui thú, những điều mới mẻ của cuộc đời!…

Kiến không nói gì cả, chỉ lẳng lặng làm việc. Ngày ngày trôi qua, Kiến vẫn chăm chỉ làm lụng. Hết xây nhà lại lo tích trữ lương thực. Đối với nó, niềm vui sống, yêu đời là ở công việc. Còn Ve vẫn chỉ lo hát lên những khúc nhạc du dương, êm dịu. Ngày chơi đến tận khuya, rồi ngủ đến tận bảnh mắt, tỉnh dậy nhấm một vài giọt sương và lại ngân nga. Nó chẳng thèm để ý đến bất kì một công việc gì…

Thế rồi, thu qua đông đến!

Trời rét căm căm, mưa phùn gió bấc mù trời. Cái rét tê tái làm mọi vật run rẩy, rùng mình. Trong giá rét thấu xương, giữa tiếng ù ù của gió, người ta không nghe thấy tiếng hát của Ve nữa. Trên cây phượng già, Ve đang loay hoay tìm chỗ ẩn nấp. Nước mưa ướt sũng bộ cánh hội hè duyên dáng của nó. Cây đàn vĩ cầm không biết Ve đã vứt ở nơi nào. Chì thấy Ve run cầm cập. Nó cố bám lấy thân cây để khỏi bị gió cuốn đi. Đôi mắt Ve trông đầy vẻ kêu cứu tội nghiệp.

Xem thêm:  Soạn bài Con Rồng Cháu Tiên – Ngữ văn lớp 6

Dưới gốc cây, Kiến yên tâm ngồi bên lò sưởi trong ngôi nhà ấm áp, chắc chắn của mình. Kiến không phải lo gì nữa. Nó đã làm lụng đủ rồi. Lương thực cũng đã có sẵn. Kiến thầm cảm ơn những ngày lao động vất vả… Ngoài kia gió vẫn thổi ào ào, rét tê tái, mưa phùn mù mịt.

Vẫn trên cây phượng, Ve đã đuối sức chống chọi, lả đi, đói, rét, thờ dồn, ướt như chuột lột. Bây giờ thì Ve phó mặc cho thời tiết khắc nghiệt vùi dập. Nhưng chợt nhìn thấy ngôi nhà của Kiến, một sức mạnh nào đó trỗi dậy trong Ve. Nó gắng hết sức mình bay xuống ngôi nhà mà ngày trước nó đã giễu cợt khi Kiến xây dựng. Lê từng bước nặng nề đến trước ngôi nhà, Ve cố đưa tay lên gõ cửa:

– Anh… Ki… iên… Kiến… ơi! Anh… Kiến… ơi!

Kiến đang ngồi trước lò sưởi ấm áp, nghe tiếng gọi, nó nhận ngay ra giọng Ve. Kiến bật dậy mở cửa:

– Ôi, Ve, anh làm sao thế này?

Rồi Kiến dìu Ve vào nhà, đến bên lò sưởi. Sau khi được Kiến lau khô bộ cánh, cho uống một ít nước sương mà Kiến đã tích lại từ trước, Ve bắt đầu hồi tỉnh, đôi mắt rưng rưng như cảm ơn. Ve nói, giọng vẫn còn thều thào:

– Anh tốt với tôi quá, ơn này tôi xin nhớ suốt đời!

– Đừng nói vậy anh Ve, người ta thường bảo “bạn bè là nghĩa tương tri” mà. Giúp anh lúc khó khăn, hoạn nạn là nhiệm vụ của tôi.

Xem thêm:  Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè

– Anh Kiến ơi, tôi hối hận quá! Những lời nói, cử chĩ của tôi ngày trước thật ngông cuồng, dại dột!

Nằm nghỉ một lúc, Ve lại cất tiếng. Dường như nó không thể chịu được nếu không nói ra những cảm xúc của mình lúc này. Đó là một sự ân hận vì những ngày hè chỉ biết rong chơi, ca hát.

Ngồi bên Ve, Kiến vẫn nhất mực an ủi:

– Anh biết hối hận như thế là tốt rồi! Chúng ta ai chẳng có lúc sai lầm. Cốt là sửa chữa sai lầm thôi anh Ve ạ!

Nghe những lời của Kiến, Ve trang trọng hứa:

– Từ giờ tôi sẽ lột xác mình, tôi sẽ không là chàng Ve dại dột, chỉ biết lêu lổng như ngày xưa nữa!

– Nhưng anh vẫn phải giữ giọng kim của mình và vẫn phải là anh chàng ca sĩ của chúng tôi chứ! Thích ca hát đâu phải là thói xấu nếu nó là niềm vui, lả tiếng ca của cuộc sống lao động, lòng yêu đời.

Ngoài trời, mưa phùn vẫn bay. Gió bấc vẫn thổi ào ào. Trong nhà của Kiến, Ve ôm ấp trong lòng một quyết tâm lột xác.

Theo Dethihay.com

Check Also

thaohuyen4 4387256 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *