Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Bài làm

Tác phẩm đặc sắc “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân là một tác phẩm có nhiều thành công lớn về nghệ thuật. Bên cạnh thành công về mặt nghệ thuật sử dụng phút phát lãng mạn, ngôn ngữ giàu chất tạo hình,… thì nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được Nguyễn Tuân khai thác một cách triệt để. Và thành công của Nguyễn Tuân trong tác phẩm này chính là việc làm nổi bật lên được thái đọ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục.

Nhan vật Huấn Cao ở trong tác phẩm đã được Nguyễn Tuân xây dựng với tất cảniềm yêu mến, sự quý trọng. Huấn Cao chính là một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, tài hoa vô song đồng thời ông lại còn có tài viết chữ. Ở Huấn Cao người ta nhận thấy ở ông văn võ song toàn. Chỉ vì Huấn Cao không chịu bị giam cầm trong xã hội nhiều bất công với biết bao ngang trái mà cùng nhân dân khởi nghĩa chống lại triều đình. Kết quả là ông đành lỡ dở một đời tài hoa anh dũng, đồng thời cũng bị giam vào chốn ngục từ chờ án chém.

Chính Huấn Cao cũng hiểu được không phải nơi nào khác, chính tại chốn ngục từ này là nơi “lí tưởng” đã để diễn ra cuộc đối đầu giữa hai luồng tư tưởng – đó chính là hai thế lực thù địch. Ta nhận thấy được có một bên là những quan lại quản ngục dường như lại đại diện cho chính quyền phong kiến thối nát, một sự bảo thủ, tàn ác đương thời. Đồng thời một bên chính là những kẻ “nổi loạn” và đó cũng chính là những tên giặc cỏ – lại là những người anh hùng vì bất mãn cường quyền mà đứng lên khởi nghĩa. Ngay từ ban đầu Huấn Cao đã tỏ rõ được cái khí khái tiết nghĩa bằng thái độ coi thường miệt thị viên quản ngục. Qủa thực cuộc đời có rất nhiều ngang trái và bất công bởi ở đây thì viên quản ngục lại là một người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài và ông lại còn đem lòng mến phục, sùng bái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao. Huấn Cao nhận thấy được quản ngục thực sự là người có thiên lương, dau khi nhận ra điều ấy, Huấn Cao cũng đã chính bằng tất cả sự cao đẹp của nhân cách một nhà nho chân chính mà ông đã cúi mình xuống, nâng dậy, đồng thời phủi bụi cho một linh hồn đang trên bờ vực của tội lỗi. Không phải ngẫu nhiên mà Huấn Cao dành những dòng chữ cuối đời mình để tặng riêng cho viên quản ngục. Thông qua đó giống như một tiếng nói nhân tình vọng lên chính từ sâu thẳm tâm hồn khuyên quản ngục hãy về quê ở, tránh xa nơi này nếu như muốn giữ được thiên lương.

Xem thêm:  Chứng minh tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc có nghệ thuật sáng tạo độc đáo

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

Người đọc ắt vẫn còn nhớ rằng lần đầu tiên thì Huấn Cao đã có một thái độ, việc làm đầy thách thức với quản ngục với những hành động như rỗ mạnh gông. Hơn nữa khi vào trong ngục rồi thì ông vẫn cứ ung dung không hề coi ai ra gì cả. Bên cạnh đó thì viên quản ngục vì tấm chân tình tội nghiệp mà hết lòng ưu ái cho Huấn Cao cùng với đó là các bạn đồng chí của ông, lúc đó ông luôn luôn ra mặt và tỏ vẻ khinh bạc đến điều. Chi tiết khi viên quản ngục đến gặp ông trong nhà giam thì lại khép nép hỏi Huấn Cao “Ngài muốn gì xin cho biết tôi sẽ cố gắng chu cấp” thì Huấn Cao cũng vô cùng lạnh lùng trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Thái độ của Huấn Cao cũng rất ung rất ung dung nơi bùn lấy khắc nghiệt ấy, có thể thái độ này tất đã nằm trong toan tính của Huấn Cao từ trước.Với thái độ trên đây của Huấn Cao đối với viên quản ngục là một tất yếu. Cũng dễ hiểu dược điều này bởi ông tiêu biểu cho nhân cách cũng như phí phách của người anh hùng còn với quản ngục và tay sai ông luôn coi là những kẻ tiểu nhân hèn mọn. Viên quản ngục cũng chẳng khác gì là kẻ tiểu nhân lê bước theo cái chính quyền suy mạt ông căm ghét mà thôi.

Xem thêm:  Phân tích Hai đứa trẻ

Huấn Cao không hề cúi đầu trước ác quyền, tà lực; biết ghét cái ác đến tận cùng, và cũng chính những điều đó chỉ có ở những con người mà có ở cái tâm rực rỡ như ánh dương, đồng thời cũng thật sáng trong như nước ngọt ở đầu nguồn và thanh cao như bông mai đầu núi vậy.

Thế rồi khi Huấn Cao đã hiểu rõ con người ấy, Huấn Cao lại có một thái độ khác hẳn, một thái độ như hoàn toàn ngược lại lúc ban đầu. Ông thực sự cũng đã thấy ân hận vì chính ông nhận ra biết đâu một người như thầy quản lại có tấm lòng biệt nhỡn liên tài như vậy. Và Huấn Cao tự trách mình “cũng chỉ thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Từ một thái độ thờ ơ thậm chí là khinh bỉ cho đến chỗ hiểu được và cảm phục viên quản ngục nên Huấn Cao cũng đã quyết định cho chữ viên quản ngục.

Ở trong tác phẩm ta nhận thấy được cảnh cho chữ chính là một cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy và tác giả Nguyễn Tuân cũng đã tập trung bút lực cũng như tài năng của mình thể hiện, gửi gắm vào con chữ. Huấn Cao cho chữ khi cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn bộc bạch lên một sự thanh cao, thế rồi cũng chính người quản ngục lúc đó cũng phải run run, khúm núm như đối nhận sự gia ơn của người tử tù. Huấn Cao khuyên quản ngục nên về quê không ở đây nhem nhuốc cả về tâm hồn nhân phẩm. Khi đó thì người quản ngục chỉ có thể nghẹn ngào một tiếng rằng “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Huấn Cao như đã khẳng định được rằng cái đẹp không thể sống chung, sống cùng, cũng không thể nào sống lẫn lộn với cái ác, cái xấu được.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Chính sự thay đổi trong thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục thực ra người đọc cũng nhận thấy được không có điều gì bất ngờ và phi lí cả. Lý do chính bởi thực tế Huấn Cao là người khí phách thế nhưng viên quản ngục không phải hoàn toàn xấu xa mà ông là một người có thiên lương và tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

Sự đổi thay thái độ của Huấn Cao với quản ngục càng cho ta nhận thấy được sự tinh tế cũng như sự biết trọng người có thiên lương. Với cách nhìn nhìn nhận này như đã khiến cho tác phẩm “Chữ người tử tù” đặc sắc và độc đáo hơn.

Minh Tân

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *