Ý nghĩa nhan đề bài Thơ duyên của Xuân Diệu
Hướng dẫn
Trước hết, về chữ ‘duyên’ trong nhan đề, ta có thể hiểu theo hai cách. Trong quan niệm của đạo Phạt, duyên chỉ mối quan hệ khàng khít gắn bó từ kiếp trước. Còn theo như Bôđơle – một nhà thơ phương Tây mà Xuân Diệu chịu nhiều ảnh hưởng thì ‘mọi vật đều thống nhất trong một thế giỏi âm u và huyền bí’. Sự gặp gỡ giữa hai tư tưởng của phương Đông và phương Tây, giữa những quan niệm của đạo giáo với những nhận thức xuất phát từsự cảm nhận, chiêm nghiệm trực tiếp đời sống đã giúp Xuân Diệu hình thành ý niệm về ‘duyên’ là sự hòa hợp, gắn kết giữa vạn vật.
Chữ ‘thơ’ trong Thơ duyêncó thể hiểu là sựcất cánh của những xúc cảm trong tâm hồn con người.
Từsựcắt nghĩa trên, ta có thể hiểu Thơ duyênlà sự thể hiện những tình cảm,, những suy nghĩ trước sự hòa hợp gắn bó giữa thiên nhiên với thiên nhiên, thiên nhiên với COI người và con người với con người.
Sự hòa duyên này được tác giả triển khai theo cách xen kẽ, đan cài với nhau như một khối thống nhất hỗ trợ, bổ sung cho nhau; sự hòa duyên giữa thiên nhiên với thiên nhiên, được lồng ghép với sự hòa duyên giữa con người với con người, gợi mối quan hệ hòa hợp giữa các đối tượng thiên nhiên vô tri trong con mắt của con người khao khát yêu thương giao cảm cũng như đang xôn xao trong những vận động để gắn bó với nhau. Mặt khác sự bừng sắc của thiên nhiên trong gắn kết là cái nền phù hợp, có sự tác động thúc đẩy những tình cảm luyến ái trong con người. Sự hòa duyên được tác giả thể hiện ở một quá trình, có sự tăng dần của cấp độ hòa duyên. Mỗi một cấp độ hòa duyên của thiên nhiên lại đi liền với cấp độ hòa duyên của con người: từ thiên nhiên tươi vui, rạo rực, trong sáng như một vườn tình ái, đến những vận động để xích lại gần nhau trong mối quan hệ luyến ái, con người từ những rung cảm ban đầu – khi lòng hướng đến lòng với những rung động của buổi đầu trong ‘nỗi thương yêu’, đến cấp độ hai thì tuy bề ngoài còn e ngại nhưng bên trong anh và em đã có sự gắn kết ‘như một cặp
vần’ vì đến cuối cùng của cấp độ hòa duyên là đỉnh cao nhất ‘lòng anh thôi đã cưới lòng em’ là sự gắn bó thủy chung trong tâm hồn đôi lứa. Tất cả giúp người đọc hình dung về tiến trình hòa duyên của vạn vật với những vận động đầy tinh tế. Để thể hiện quá trình hòa duyên tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ sáng tạo có giá trị gợi tả biểu cảm như ‘chiều mộng hòa thơ’, ‘ríu rít’, ‘xanh ngọc’, ‘đổ’, ‘xiêu xiêu’, ‘nho nhỏ’… xây dựng một thế giới nghệ thuật tràn đầy màu sắc âm thanh, tràn đầy xuân sắc, gợi những xúc cảm đắm say trong tình cảm luyến ái.
Nguồn: Vietvanhoctro.com