Home / Bài văn hay / Soạn bài từ Hán Việt

Soạn bài từ Hán Việt

Bài tập làm văn soạn bài từ Hán Việt lớp 7 ngắn gọn được sưu tầm với hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các em học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

Soạn bài từ Hán Việt

I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

Câu 1:

Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …

Câu 2:

Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

II. Từ ghép Hán Việt

Câu 1:

Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập.

Câu 2:

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.

Xem thêm:  Soạn văn mẫu bài Bài học đường đời đầu tiên

b. Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

III. Luyện tập

Câu 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:

– Hoa: hoa quả, hương hoa -> có nghĩa là bông hoa.

– Hoa: hoa mĩ, hoa lệ -> có nghĩa là đẹp.

– Phi: phi công, phi đội -> có nghĩa là bay.

– Phi: phi pháp, phi nghĩa -> có nghĩa là không.

– Phi: phi cung, vương phu -> có nghĩa là vợ vua.

– Tham: tham vọng, tham lam -> có nghĩa là ham muốn.

– Tham: tham gia, tham chiến -> có nghĩa là có mặt.

– Gia: gia chủ, gia súc -> có nghĩa là nhà.

– Gia: gia vị, gia tăng -> có nghĩa là thêm vào.

Câu 2: Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:

quốc đế quốc, quốc gia, quốc kì, quốc tế, …
sơn sơn trại, sơn hà, sơn cước, …
định cư, cư trú, di cư, …
bại thất bại, bại tướng, đại bại, …

Câu 3: Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào bảng phân loại:

chính – phụ Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
phụ – chính Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
Xem thêm:  Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử ở quê hương em

Câu 4: Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.

chính – phụ tri thức, địa lí, gia sư, học viện, bạch mã, …
phụ – chính cường quốc, tham chiến, cách mạng, nhập gia, nhật mộ

Soạn bài từ Hán Việt tiếp theo

I. Sử dụng từ Hán Việt

1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a. Nếu ta thay thế từ đàn bà, chết, chôn, xác chết vào vị trí của các từ phụ nữ, mai táng, tử thi câu văn sẽ mất đi sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã. Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ.

b. Các từ Hán Việt trong đoạn văn này có sắc thái cổ, có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt

Trong ví dụ (1), (2), người viết đã lạm dụng từ Hán Việt. Trong các trường hợp này, sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt không phù hợp, đối với những câu không có sắc thái nghĩa trang trọng nếu dùng từ Hán Việt sẽ gây cảm giác khiên cưỡng, cứng nhắc.

II. Luyện tập

Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp:

– Thân mẫu, mẹ

  • Câu 1 chọn từ mẹ
  • Câu 2 chọn từ thân mẫu

– Phu nhân, vợ

  • Câu 1 chọn từ phu nhân
  • Câu 2 chọn từ vợ
Xem thêm:  Soạn bài thông tin về ngày trái đất năm 2000

– Lâm chung, sắp chết

  • Câu 1 chọn từ sắp chết
  • Câu 2 chọn từ lâm chung

– Giáo huấn, dạy bảo

  • Câu 1 chọn từ giáo huấn
  • Câu 2 chọn từ dạy bảo

Câu 2:

Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí. Vì dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí để tạo sắc thái trang trọng cho tên gọi.

Câu 3:

Những từ hán việt được dùng góp phần tạo sắc thái cổ xưa là: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần, …

Câu 4: Nhận xét: hai từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ dùng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, làm cho lời nói thiếu tự nhiên.

– Dùng từ thuần Việt thay thế:

  • Câu 1 dùng từ giữ gìn thay thế cho từ bảo vệ.
  • Câu 2 dùng từ đẹp đẽ để thay thế cho từ mĩ lệ.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài từ Hán Việt, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Theo Baivanhay.com

Check Also

37357343 9357296624x683 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *