Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn bài lớp 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Soạn bài lớp 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Soạn bài lớp 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Hướng dẫn

Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 1 dưới đây: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về cách làm một bài văn biểu cảm và dàn ý thường dùng khi có đề văn biểu cảm để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đề văn biểu cảm

Đọc các đề sau:

(1) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…) quê hương.

(2) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

(3) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

(4) Vui buồn tuổi thơ.

(5) Loài cây em yêu.

a) Hãy xác định đối tượng biểu cảm của mỗi đề (về ai? về cái gì? về chuyện gì?).

b) Tình cảm cần thể hiện trong mỗi đề là gì?

Gợi ý: Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này. Chẳng hạn, trong đề (5), đối tượng biểu cảm là loài cây em yêu, tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với loài cây đó.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục”

2. Cách làm một bài văn biểu cảm

a) Yêu cầu chung

  • Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực;
  • Từ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý: thể hiện những tình cảm gì? diễn biến ra sao?
  • Lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp: gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai? ngôn ngữ, lời văn ra sao? giọng điệu thế nào?

b) Các bước làm một bài văn biểu cảm

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Xác định đối tượng biểu cảm;
  • Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.

Bước 2: Lập dàn bài

  • Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài;
  • Sắp xếp các ý trong từng phần.

Bước 3: Viết thành văn

  • Lựa chọn giọng văn;
  • Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1;
  • Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,…) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.

Bước 4: Kiểm tra lại bài viết

  • Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung;
  • Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?
  • Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn.
Xem thêm:  Giải thích câu: Học, học nữa học mãi

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Đọc bài Tản văn của Mai Văn Tạo (SGK, tr 89) và trả lời câu hỏi.

a) Bài văn biểu đạt tình cảm gì, hướng tới đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp.

b) Hãy nêu dàn ý của bài.

c) Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn.

Gợi ý:

a) Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi.

b) Dàn ý của bài văn:

Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.

Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:

  • Những kỉ niệm tuổi thơ.
  • Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.

Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).

c) Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.

Dưới đây là bài soạn Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Xem thêm:  Giải thích bính luận: Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi

Theo Baivanhay.com

Check Also

nu sinh dac lak noi t91 4951610 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *