Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông Núi Nước Nam của Lý Thường Kiệt

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông Núi Nước Nam của Lý Thường Kiệt

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông Núi Nước Nam của Lý Thường Kiệt

Bài làm

Nếu nhắc đến trận đánh oai hùng trên sông Như Nguyệt (sông Cầu ở Bắc Ninh) thì ai cũng nhớ đến vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Nhắc đến ông thì không ai có thể không nhắc đến chiến công hiển hách của ông năm 1077 thắng quân Tống. Trận đánh đã đưa ông vào sử sách lưu truyền ngàn đời với bài thơ tuyệt tác làm nức lòng người đọc, người nghe, đó là bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Bài thơ đã khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, ý chí kiên định đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã truyền tải tấm lòng của tác giả một cách chân thật nhất:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.”

Dịch thơ:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở.”

Đêm thiêng liêng trên dòng sông Như Nguyệt chợt vang lên lời thơ Thần làm cho tinh thần ba quân, tướng sĩ hứng khởi vì tự hào là con Rồng cháu Tiên, luôn có Thần giúp đỡ. Trong khi đó lời truyền cũng làm cho bọn giặc kinh sợ vỡ mật, mất hết tinh thần chiến đấu. Ớ trong bài thơ này có một điều đặc biệt là trong bản phiên âm từ tiếng Hán, Lý Thường Kiệt đã dùng chữ “dế” để chỉ vua nước ta, coi vua Nam ngang hàng với vua phương Bắc. Đây là sự tự tôn dân tộc mạnh mẽ, mãnh liệt: khẳng định nước Nam là của vua Nam. Thời xưa, với quan niệm phong kiến quân chủ, nước là của vua nên trung thành với vua là trung thành với đất nước “Trung quân, ái quốc”. Ví như mười tám dời vua Hùng thay nhau dựng nước và giữ nước bình yên cho bờ cõi. Thời kì đó đã xuất hiện Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Rồi đến Thục Phán đánh đuổi giặc Tần xưng An Dương Vương. Đến ngườị phụ nữ chân yếu tay mềm cũng vùng lên đánh giặc như Trưng Nữ Vương đánh đuổi quân Hán hay Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá quân Ngô. Rồi từ đó nước nam ta dần dần khởi sắc với các đời vua uy nghiêm, lẫm liệt: Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan), Lý Nam Đế (Lý Bí), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), họ Khúc, triều Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê,… Luôn sát cánh bên các vị vua còn có các danh tướng lẫy lừng như Lý thường Kiệt,… Nhờ có những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba đã dẫn dắt đất nước được thái bình thịnh trị. Để từ đó nổi lên những chiến công vang dội đem lại nền độc lập cho đất nước.

“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam củng khác.”

Lời tuyên bố của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” cũng cùng quan điểm non nước Việt Nam ta đã được hoạch định từ ngàn xưa giống như câu thơ “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, qua bao nhiêu thử thách đã hình thành một Việt Nam gấm hoa, thấm đậrn tình đoàn kết dân tộc.

Càng ý thức chủ quyền đất nước, càng yêu nước nồng nàn bao nhiêu, nhân dân ta càng căm thù giặc bấy nhiêu. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai câu thơ cuối như sau:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ hại hư.”

Dịch thơ:

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”

Kết cục cho bi kịch của việc cướp nước là bọn xâm lược sẽ bị trả đòn trên sông Như Nguyệt. Tiếng ngâm thơ vang vọng hai bên bờ sông áp đảo tinh thần ngạo mạn của bọn xâm lăng. Đồng thời giúp quân ta tăng thêm ngọn lửa hận thù sôi sục lũ giặc Tống cướp nước, tăng thêm quyết tâm vùng lên giành lại non sông, dánh cho lũ giặc tan tành từ đó giữ vững độc lập, khẳng định chủ quyền đất nước. Với những khổ đau mà giặc phương Bắc gây ra thì một trận đánh hào hùng sẽ mau chóng lấy lại niềm hứng khởi cho toàn dân cùng cất tiếng hoà chung ca khúc khải hoàn, chiến thắng.

Xem thêm:  Phân tích Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã giúp chúng ta ghi nhớ lịch sử hào hùng của dân tộc, để ta tự hào về cội nguồn của mình, luôn nhớ chủ quyền đất nước là của chúng ta, những người con mang nòi giống “con Rồng cháu Tiên”, trong người chảy dòng máu “Lạc Hồng”. Bài thơ cũng bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc, bảo vệ đất nước, khơi gợi niềm tự hào dân tộc, yêu đất nước cho người đọc, người nghe.

Đề cập đến tuyên ngôn độc lập của nước ta thì bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt được xem là bản đầu tiên cùng với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là bản thứ hai và tiếp đến là “Bản tuyên ngôn độc lập” được Bác Hồ đọc vào ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình. Tất cả đã làm cho nhân dân ta vỡ oà niềm hân hoan, hạnh phúc vì mở ra một trang sử mới. Đây là trang sử của sức mạnh niềm tin vào lẽ phải, chính nghĩa, sức mạnh của tình đoàn kết dân tộc thể hiện qua quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, giữ vững chủ quyền đất nước trước các âm mưu xâm lược của bọn cướp nước.

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *