Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ Tấm Cám

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ Tấm Cám

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ Tấm Cám

Hướng dẫn

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ Tấm Cám

  • Mở bài:

Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận của con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Thông qua cuộc đời và số phận nhân vật Tấm, nhân dân ta muốn khẳng định chân lí cái thiện luôn chiến thắng cái ác và khuyên nhủ con người nên làm những điều tố đẹp, tránh những việc xấu xa, hại người.

  • Thân bài:

Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám”:

Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao.

Ban đầu chỉ là những mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng trong cuộc sống gia đình thường ngày. (nội dung về chiếc yếm đỏ, về con cá bống, về việc Tấm đi xem hội- thử giày)

Về sau, mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau (chi tiết về cái chết của Tấm, về con chim vàng anh, về cây xoan đào và khung cửi, về bà lão hàng nước và quả thị). Đây là mâu thuẫn về quyền lợi xã hội.

Xem thêm:  Hướng dẫn phân tích tác phẩm Vận Nước – Ngữ văn 10

Truyện “Tấm Cám” phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (giữa dì ghẻ và con chồng). Bên cạnh đó, truyện còn có ý nghĩa xã hội cao hơn là thể hiện mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Tấm là đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là hình ảnh của cái ác, của kẻ bất lương. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giải quyết theo hướng thiện thắng ác.

Ý nghĩa của quá trình biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện:

Sau khi bị mẹ con Cám hại chết, Tấm nhiều lần hoá thân. Tấm biến thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → Tấm hóa thân thành quả thị thơm và về ở với bà lão làng nước → Tấm trở lại làm người. Dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. Càng về sau Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống.

Quá trình biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của cái thiện trước sự vùi dập của cái ác. Cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Ta thấy không một thế lực nào có thể tiêu diệt được cái thiện.

Ý nghĩa việc trả thù của Tấm:

Tấm chỉ cho Cám cách để ngày càng xinh đẹp như mình.Tấm sai quân hầu đạo một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

Xem thêm:  Phân tích bài ca dao: Làng ta phong cảnh hữu tình

Hành động trả thù của Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác. Nó phù hợp với quan niệm “Ở hiền gặp lành”, “Thiện giả thiện báo, Ác giả ác báo” của nhân dân.

Nghệ thuật: Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến hình tượng nhân vật Tấm. Từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến. Truyện sử dụng các yếu thần kì. Hình ảnh truyện đẹp, bình dị, gần gũi với đời sống, phong tục tập quán của nhân dân, tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện.

  • Kết bài:

Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin cá nhân của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.

  • Câu hỏi luyện tập:

1. Nêu khái niệm truyện cổ tích? Phân loại truyện cổ tích?

2. Nêu bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám”?

3. Nêu ý nghĩa của quá trình biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám”?

4. Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài Khái quát văn bản dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 10: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

5. Tưởng tượng em là nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích “Tấm Cám” từ “…Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám…”cho đến hết.

6. Nêu suy nghĩ về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?

Theo Baivanhay.com

Từ khóa tìm kiếm

  • https://baivanhay com/phan-tich-y-nghia-va-gia-tri-truyen-co-tam-cam

Check Also

tyad thumb mllh 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *