Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Phân tích ý nghĩa truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo

Phân tích ý nghĩa truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo

Phân tích ý nghĩa truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo

Hướng dẫn

Thông qua hình ảnh ẩn dụ của chuột vào mèo trong ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo, ông cha ta đã truyền tải được nhiều bài học, ý nghĩa triết lí sâu sắc. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy phân tích ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo”.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích ý nghĩa Đeo nhạc cho mèo

1. Mở bài

Giới thiệu về ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo”: Trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam, “Đeo nhạc cho mèo” là một tác phẩm để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự phê phán đối với những ý tưởng viên vông, không thực tiễn và những kẻ nhát gan, ham sống sợ chết và phản ánh bức tranh về một số tập thể trong xã hội cũ.

2. Thân bài

– Tóm tắt nội dung câu chuyện:

+ Vì sợ mèo nên chuột Cống đã nêu ra cách đeo nhạc vào cổ của mèo

+ Tuy nhiên, khi cử người đi đeo nhạc vào cổ Mèo thì lũ chuột lại đùn đẩy nhau.

+ Cuối cùng chuột Chù được giao phó Mèo vừa giơ nanh vuốt dọa dẫm thì chuột đã bỏ chạy và cả làng chuột tan rã.

– Câu chuyện ngụ ngôn trên phê phán những ý tưởng viển vông, hão huyền và không thực tế.

+ Ý định đeo nhạc cho mèo đã không được thực hiện vì sự hèn nhát của lũ chuột.

+ Bởi vậy khi đưa ra một ý kiến, chúng ta cần nên cân nhắc về tính khả thi của việc thực hiện sáng kiến đó. Đó chính là bài học lí luận mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

– Tác giả dân gian xây dựng hình ảnh sinh động về loài chuột nhưng vẫn mang đậm nét của xã hội loài người.

– Truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo” còn thể hiện sự lên án, phê phán đối với những kẻ nhát gan và ham sống sợ chết.

+ Tất cả nỗi sợ hãi của hội đồng chuột đã được che đậy một cách kín đáo và khéo léo:

  • Ông Cống khi được giao phó lại nao nao trong lòng và cố tỏ ra bệ vệ kẻ cả, dựa vào vị thế bề trên để đùn đẩy.
  • Chuột Nhắt lém lỉnh cho rằng việc tầm thường đó vẫn không phù hợp với kẻ ở chiếu trên.

+ Cho tới lúc chuột Chù ì ạch khốn khổ bỏ chạy, thì cả làng bỏ chạy tán loạn và không còn đề cập đến chuyện đeo nhạc cho mèo nữa.

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa câu chuyện: Như vậy, thông qua câu chuyện này, tác giả dân gian đã gửi gắm rất nhiều bài học có ý nghĩa thông qua sắc thái chế giễu, mỉa mai, châm biếm. Trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian còn giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của câu thành ngữ “Đeo nhạc cho mèo” hay “Đeo chuông cổ mèo”.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích ý nghĩa truyện Đeo nhạc cho mèo

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam, “Đeo nhạc cho mèo” là một tác phẩm để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự phê phán đối với những ý tưởng viên vông, không thực tiễn và những kẻ nhát gan, ham sống sợ chết và phản ánh bức tranh về một số tập thể trong xã hội cũ.

Xem thêm:  Tả một bác sĩ đang làm việc.

Câu chuyện kể về cuộc họp của hội đồng chuột với tính chất châm biếm và chế giễu. Vì sợ mèo nên chuột Cống đã nêu ra cách đeo nhạc vào cổ của mèo để mỗi lần mèo xuất hiện thì lũ chuột có thể tháo chạy một cách nhanh chóng. Lúc hội họp đông đủ và bàn việc hệ trọng, ý kiến mà chuột Cống nêu ra được tán dương và không khí buổi họp diễn ra hồ hởi, phấn khởi. Tuy nhiên, khi cử người đi đeo nhạc vào cổ Mèo thì lũ chuột lại đùn đẩy nhau. Ông Cống cho rằng đó là việc không xứng tầm với vị thế cao quý của ông. Chuột Nhắt cũng lém lỉnh thoái thác, và cuối cùng người thực thi nhiệm vụ là chuột Chù hôi hám. Nhưng rồi vừa nhìn thấy mèo giơ nanh vuốt, chuột Chù đã hoảng sợ, và hội đồng chuột bỏ chạy tán loạn.

Như vậy, với câu chuyện về hội đồng chuột, câu chuyện ngụ ngôn trên phê phán những ý tưởng viển vông, hão huyền và không thực tế. Ý định đeo nhạc cho mèo đã không được thực hiện vì sự hèn nhát của lũ chuột. Từ những nhân vật tai to mặt lớn đến những nhân vật lém lỉnh hay ngờ nghệch đều đưa ra những lí do riêng để trốn tránh và thoái thác. Bởi vậy khi đưa ra một ý kiến, chúng ta cần nên cân nhắc về tính khả thi của việc thực hiện sáng kiến đó. Đó chính là bài học lí luận mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.

Truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo” còn là một câu chuyện hết sức thâm thúy khi tác giả dân gian xây dựng hình ảnh sinh động về loài chuột nhưng vẫn mang đậm nét của xã hội loài người. Cuộc họp của hội đồng chuột tái hiện bức tranh những cuộc họp làng xã dưới thời chế độ phong kiến, quanh năm hội họp nhưng không đem lại những giá trị thiết thực và thực tế.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè lớp 9 hay nhất

Truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo” còn thể hiện sự lên án, phê phán đối với những kẻ nhát gan và ham sống sợ chết, lúc phát biểu thì hăng hái, nhưng tới lúc hành động lại trốn tránh một cách hèn nhát. Ông Cống tuy là người đề xuất ý tưởng, nhưng khi được giao phó lại nao nao trong lòng và cố tỏ ra bệ vệ kẻ cả, dựa vào vị thế bề trên để đùn đẩy. Chuột Nhắt lém lỉnh cho rằng việc tầm thường đó vẫn không phù hợp với kẻ ở chiếu trên. Cuối cùng, công việc được giao cho chuột Chù ngờ nghệch. Tất cả nỗi sợ hãi của hội đồng chuột đã được che đậy một cách kín đáo và khéo léo, cho tới lúc chuột Chù ì ạch khốn khổ bỏ chạy, thì cả làng bỏ chạy tán loạn và không còn đề cập đến chuyện đeo nhạc cho mèo nữa.

Như vậy, thông qua câu chuyện này, tác giả dân gian đã gửi gắm rất nhiều bài học có ý nghĩa thông qua sắc thái chế giễu, mỉa mai, châm biếm. Trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian còn giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của câu thành ngữ “Đeo nhạc cho mèo” hay “Đeo chuông cổ mèo”.

Theo Baivanhay.com

Check Also

hinh anh nu sinh hot girl cap 2 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *