Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki

Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki

Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki

Hướng dẫn

Đề bài: Phân tích tác phẩm Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki.

Đọc Những đứa trẻ ta nhận ra một đoạn văn thấm đẫm chất thơ, chất thơ của tuổi thơ, của tình thương và cả chất thơ của tài kể chuyện.

1.Tuổi thơ mơ mộng

Con người ta, ai chẳng có một thời thơ dại, những bước chân chập chững vào đời. Nhưng một khi đã lớn khôn, không phải chúng đều được nhớ. Phải là những kỉ niệm cay đắng hay ngọt ngào cứa vào tim gan, hoặc bay bổng hồn người, kí ức mới có thể không quên và trở thành hành trang đi suốt chặng đường dời còn lại. A-li-ô-sa và mấy đứa con nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp nếu xét về hoàn cảnh sống, về thành phần xã hội thì rất khác nhau. Nhưng trong thế giới tuổi thơ, sự phân cách ấy chưa đủ để thành một bức tường vướng cản. Ấy là còn chưa nói, chúng có cùng một bất hạnh như nhau: mất mẹ, mất đi một nguồn sữa tình người lớn nhất trên đời. Vầng sáng tuổi thơ là thế giới chung của chúng. Chúng đến với nhau theo kiểu của trẻ thơ: không đi bằng cổng chính. Khi thì bọn trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp thấy thằng bé vắt vẻo trên cây, khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào, chúng nói chuyện với nhau bằng cái tư thế không được đàng hoàng cho lắm: ngồi xổm hoặc quỳ xuống và cũng chỉ "khe khẽ với nhau" vì sợ ông đại tá bắt gặp. Nơi chúng trò chuyện với nhau cũng không phải là phòng khách, có khi chỉ là trên cái xe trượt tuyết đã hỏng để ở dưới mái nhà kho. Song những cuộc hẹn hò vụng trộm ấy là cả một thế giới thần tiên, cả bọn đều sung sướng, cảm động biết chừng nào, chúng vừa "ngắm nhìn nhau vừa nói chuyện rất lâu". Nội dung các câu chuyện rôm rả mà chúng nói với nhau chẳng có gì quan trọng, hoặc về "những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác", về phép phù thuỷ làm cho người chết sông lại y như thật chứ không bịa đặt chút nào. Vì hầu hết là lấy từ kho cổ tích của bà ngoại nên chẳng may có chỗ nào quên thì đợi đấy, A-li-ô-sa chạy về nhà "hỏi lại bà tôi" đã. Những câu chuyện không biết chán hấp dẫn cả người kể lẫn người nghe, người kể thì say sưa, còn người nghe nếu có nghi ngờ thì lập tức được A-li-ô-sa giải thích và nhấn mạnh để không thể không tin. Cả ba anh em nhà Ốp-xi-an-ni-cốp, nhất là hai đứa em đều "im lặng lắng nghe". Thằng anh do đã có trí khôn, đã biết "mỉm cười", còn thằng bé nhất "mím chặt môi và phồng má lên" do bị căng thẳng. Tuổi thơ được chắp cánh bay bổng, bay vào không gian, chạy ngược thời gian vẻ cái "ngày trước, trước kia, đã có thời…" dường như thằng lớn nhà Ốp-xi-an-ni-cốp đã "sống trên trái đất này một trăm năm" chứ không phải là mười một năm như tuổi mẹ đẻ, cha sinh của nó.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về ngày Tết

2.Tuổi thơ thiếu tình thương

Sự gắn bó thân thiết giữa mấy đứa trẻ vì chúng có một tuổi thơ mơ mộng, cũng còn vì một tuổi thơ thiếu tình thương. Đầu tiên, việc mấy đứa trẻ nhà ông đại tá bị đánh đòn làm A-li-ô-sa "thấy khó mà tin". A-li-ô-sa cứ tưởng chỉ có mình mới bị đánh đòn vì không còn được ai che chở (mẹ bỏ đi lấy chồng), còn con nhà quan chức giàu sang làm sao phải chịu roi vọt. Mà nguyên nhân dẫn đến việc bị đánh đòn chi là đi chơi với con nhà thường dân hèn hạ, nghĩa là một nguyên nhân vô cớ, A-li-ô-sa cảm thấy một cơn giận bùng lên vì "tức thay cho chúng". Phải sau này, A-li-ô-sa mới thấu hiểu nỗi đau của mấy đứa bạn, một nỗi đau chính mình mới thấm thìa mà chúng chứa kịp biết, chưa kịp nói thành tên. "Thế các cậu có mẹ không?" – câu hỏi bật ra như một bi vọng. Nhưng nghe mấy đứa trả lời, dứa thì nói là "không", đứa thì trả lời là "mẹ khác", A-li-ô-sa quả quyết "Mẹ khác thì gội là dì ghẻ", em đã tìm ngay ra đáp số. Hai tiếng khủng khiếp ấy dược nói ra, quả thật với mấy đứa con ông đại tá, như một tiếng sét bên tai. Chúng sợ hãi "ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con" bơ vơ tội nghiệp. Còn A-li-ô-sa thì hiểu dì ghẻ trong những câu chuyện cổ tích của bà. Nỗi bất hạnh của những đứa trẻ thơ mất mẹ đang phải sống với người mẹ danh nghĩa chứ không phải "mẹ thật" của mình giúp A-li-ô-sa phát hiện ra cái điều bấy lâu chính bọn trẻ kia giữ kín là "chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ". Hình ảnh người dì ghẻ dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua nhưng bóng tối của nó cũng đè nặng lên không khí vui tươi hồn nhiên của đám trẻ. Riêng đối với A-li-ô-sa, em hiểu từ những câu chuyện cổ tích của bà mình và nhất là từ thái độ, hành động độc đoán, gia trưởng của ngài đại tá và sự bất lực vô hồn của mấy đứa trẻ thơ – con ông – khi răm rắp phục tùng như "những con ngỗng ngoan ngoãn". Quyết định ở ông ta là không thể đổi thay nhất là đối với con mình, ngay cả đến A-li-ô-sa một người dưng xa lạ bị ông ta tóm cổ đuổi ra khỏi nhà làm em "sợ phát khóc". Còn những đứa con dễ mến của ông có vẻ dẹp dịu dàng, thơ ngây và cam chịu. Cặp mắt của thằng anh làm A-li-ô-sa nghĩ đến "những ngọn đèn trong nhà thờ" như một thứ ánh sáng hắt hiu bị cái tăm tối không cùng, mênh mông của toà nhà vây bủa. Trong bóng tối dày đặc vừa nói trên đây, không phải cha cố mà là chính ông già đại tá "với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu" là hiện thân của kẻ ác, một hung thần, một quỷ dữ Xa-tăng chính hiệu.

3.Một biệt tài kể chuyện

Tài kể chuyện của Go-rơ-ki không phải ở sự khéo léo dựng chuyện li kì. Tuy không mấy dụng công mà câu chuyện vẫn đậm đà, hấp dẫn. Nhà văn đưa ta vào một không khí trẻ thơ vô cùng thú vị. Trước hết, nó kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng. Chẳng hạn như chuyện người chết có thể sống lại được không, thì trẻ con nhà ông đại tá bán tín bán nghi, còn A-li-ô-sa thề sống thề chết như mình đã trải qua, đã chứng kiến: có người chết mà không phải là chết thật. "Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại". Giọng A-li-ô-sa nói như đonh đóng cột thế kia làm sao có thể không tin. Hơn nữa, nó liên quan đến một người, người mẹ của bọn trẻ mà chính chúng đang khao khát ước mơ là làm sao sống lại. Câu chuyên cứ nửa thực nửa mơ, mờ mờ ảo ảo không còn một ranh giới nào để trí tưởng tượng con người tha hồ bay bổng. Trong thế giới kì lạ ấy, hình ảnh những bà tiên, ồng bụt hiện lên thật hiền lành phúc hậu. Nó đối lập với cái xấu xa, cái độc ác. Nó che chở và bao dung, nhất là đối với những trẻ thư bất hạnh trên đời. Hình ảnh về người bà của mỗi đứa cứ như lướt đi trên đầu lũ trẻ. Với A-li-ô-sa, người bà gần gũi hơn, cứ chạy ra chạy vào là gặp, gặp nụ cười nhân ái bao dung (khi nghe A-li-ô-sa cần đến những câu chuyện cổ tích, "bà tôi thường rất hài lòng"). Còn với mấy đứa con ông đại tá "bà tớ ngày xưa cũng rất tốt", nghĩa là cũng y như bà ngoại của A-li-ô-sa bây giờ, chi có điều bà không còn nữa, bà đã thuộc về chặng đời đẹp nhất "ngày trước", "trước kia"… nghĩa là đã vụt qua đi như một tia chớp mà bọn chứng phải nhớ tiếc, thẫn thờ.

Xem thêm:  Đề 12 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(hoa sen) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tài kể chuyện của Go-rơ-ki còn thể hiện ở sự dẫn dắt, từ chuyện nuôi chim đến chuyện dì ghẻ của con ông đại tá. Việc nuôi chim thì trẻ con đứa nào chẳng ham ("Chim gì hót vui vui ấy. Để nhốt vào lồng"). Nhưng cái việc tưởng như cỏn con ấy phải được người cha cho phép, mà cha chúng thì dứt khoát chẳng bao giờ cho phép chúng nuôi. Thế còn người mẹ, người mẹ có thể chiều chúng, có thể đồng tình. Chúng tớ khồng còn mẹ. Chúng tớ có nhưng là mẹ khác. Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ… Diễn biến của đối thoại dẫn dắt rất tự nhiên như chúng vốn là như thế. Rồi chuyện lối vào sân nhà ông đại tá của A-li-ô-sa là từ trên cao, từ "trên cây", em đã "nhảy dù" xuống theo lời mời của chính con ông đại tá. Nhưng lối ra của em thì thật "đàng hoàng", do ông đại tá nắm cổ áo lôi ra, mà ra bằng cổng chính với câu nói đầy hăm doạ: "Cấm không được đến nhà tao". Những chi tiết ấy thật bất ngờ, nhưng đối chiếu trong một hệ thống, tự nó tạo ra một ý nghĩa riêng, từ mạch ngầm của văn bản. Trong sự dẫn dắt ấy, những chân dung nhân vật hiện ra mỗi người một khác, như mấy đứa con ông đại tá. Một mặt chúng giống nhau như những giọt nước trong trẻo, ngây thơ, nhưng bản năng che chở đã hình thành ở hành động của hai đứa lớn hơn, một đứa đã biết "mỉm cười" nghe chuyện thần tiên, còn một đứa khi nghe những câu chuyện đầy tưởng tượng ấy, quàng tay lên vai em và ấn nó "cúi xuống". Nghệ thuật ấy cùng với nội dung đã tạo nên những trang viết tuyệt vời. Nó thật dung dị, cái dung dị của một tài năng.

Check Also

7140 1494911290048 1014 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *