Phân tích đoạn thơ sau trong bài Ông Đồ – Đề và văn mẫu 8
Hướng dẫn
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Bài làm
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về thời gian, không gian và những sự việc diễn ra trong thời gian và không gian đó.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Khi mùa xuân đến, khi phố đông người qua, cũng là lúc ông đồ lại xuất hiện với giấy đỏ, mực tàu làm hành trang để mang lại cái đẹp cho đời. Hình ảnh thơ chân thật, ý thơ nhẹ nhàng, bình thản nhưng vẫn gợi chút bâng khuâng. Ngày xưa, người ta phải dâng một cơi trầu để kính cẩn xin ông đồ cho chữ, đó là đôi câu đối đỏ; ngày nay, ông đồ phải thân chinh đem giấy mực bày trên phố để mưu sinh. Đó là một thay đổi lớn theo chiều hướng đánh mất dần cái truyền thống. Ông đồ không còn là biểu tượng cho đời sống tinh thần của ngày xưa, không còn là hiện thân trong nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Hình ảnh ông đồ ngồi trên phố để bán chữ nhân dịp xuân về có lẽ làm cho tác giả buồn lòng hơn.
Phố phường tấp nập người qua lại nhưng ông đồ thì vẫn cô đơn, lẻ loi và cặm cụi với bút giấy để tạo ra những tác phẩm mà mọi người đều tấm tắc khen ngợi. Những từ ngữ trong các câu tiếp theo cho thấy bàn tay tài hoa của ông đồ:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Vẻ đẹp của những chữ do ông đồ viết được tác giả diễn đạt qua các từ ngữ cổ: hoa tay thảo, phượng múa rồng bay. Nét đẹp mà tác giả nêu ra chính là niềm an ủi duy nhất đối với ông đồ, nó đã giúp cho ông có được những vị khách đến với mình và ngỏ lời khen ngợi nét tài hoa của ông. Nhà thơ đã hân hoan chia sẻ với con người có đôi tay tài hoa ấy bằng những dòng thơ giàu xúc cảm:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài.
Tags:Văn 8
Theo Baivanhay.com