Home / Bài văn hay / Phân tích cảm nhận đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích cảm nhận đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích cảm nhận đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài làm

Nhắc đến đại thi hào văn học Việt Nam Nguyễn Du thì không ai không biết đến Truyện Kiều – bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người. Đoạn trích đặc sắc “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã khắc họa tâm trạng buồn bã, cô đơn và vô vọng vì nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của nàng Thúy Kiều sau khi bị Tú Bà lừa vào chốn lầu xanh. Nguyễn Du mở đầu với khung cảnh trước lầu Ngưng Bích đượm buồn:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

kieu o lau nb - Phân tích cảm nhận đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích cảm nhận đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chỉ với hai từ “khóa xuân” đã gợi cho người đọc liên tưởng đến sự giam cầm tự do con người, và đúng là như vậy bởi lầu Ngưng Bích lúc này chính là nơi đóng sập cánh cửa hạnh phúc và ước mơ của một thời tuổi trẻ nàng Kiều. Bằng nghệ thuật đối lập “non xa”, “trăng gần”, Nguyễn Du miêu tả khung cảnh mình Kiều đơn độc trong khoảng vắng, rợn ngợp trước “bốn bề bát ngát”, chơi vơi giữa đất trời.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” chỉ một vòng thời gian tuần hoàn khép kín, ngày rồi đêm cứ lặp đi lặp lại vẫn chỉ có mình Kiều thui thủi “bẽ bàng” trước những tủi nhục vừa trải qua mà chẳng có lấy một người bầu bạn, an ủi. Không gian càng rộng lớn thì con người càng trở nên bé nhỏ; nơi cồn cát vàng, dặm bụi hồng thơ mộng, bát ngát thế kia mà chỉ xuất hiện một dáng hình lẻ loi, đang chết dần trong từng hơi thở. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, tâm trạng đau khổ ấy như nhuốm buồn lên cả cảnh vật xung quanh bởi Kiều tha thiết nhớ về cha mẹ và Kim Trọng, mối tình đầu lãng mạn nhưng lại quá trắc trở:

Xem thêm:  3 bài văn tả con chó nhà em hay

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”

Thúy Kiều và Kim Trọng đã thề lời thề đôi lứa sắt son và vì thế nàng vẫn ngày đêm đau đáu ngóng trông, lòng luôn hướng về người tình trăm năm với bao nỗi nhớ da diết. Trong lễ giáo phong kiến xưa thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, nhưng mối tình đẹp đẽ đã mách bảo họ vượt khỏi giới hạn ấy để nguyện kết duyên dưới sự chứng dám của ánh trăng cùng chén rượu thề, rồi cuối cùng vẫn bị vùi dập đến hoen ố biết chừng nào mới “gột rửa” được. Xót xa cho chính tình mình, Kiều dù có “trông”, “chờ”, nhưng tự thân cũng thắc mắc rồi nó sẽ đi về đâu. Nơi chân trời góc bể bơ vơ, nàng không chỉ nhớ tới Kim Trọng mà còn nhớ về mẹ cha ở quê nhà:

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

Trong hình ảnh tưởng tượng cha mẹ ngày ngày “tựa cửa” khắc khoải ngóng trông nơi Sân Lai, nàng nhận ra dòng thời gian trôi lặng lẽ, cũng là lúc cha mẹ dần già yếu. Nghĩ đến đây thôi Kiều đã day dứt khôn nguôi, đó là nỗi đau đáu không thể phụng dưỡng cha mẹ tuổi già sức yếu của một đứa con đầu lòng trọng chữ hiếu. Đọc tới đây, ta càng cảm thông và trân trọng hơn tấm lòng hiếu thoải, nhân hậu của nhân vật Thúy Kiều. Nỗi niềm nàng cứ nhân lên theo thời gian như lớp sóng trào dâng dồn dập:

Xem thêm:  Hằng ngày được học tập dưới mái trường thân yêu em cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc. Em hãy viết lại suy nghĩ của mình

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Dường như nỗi buồn của Kiều đến đây đã dâng lên đỉnh điểm, không còn là một nỗi buồn độc lập đơn thuần nữa mà dàn trải lên từng cảnh vật. Hình ảnh “thuyền” với “cánh buồm”, “hoa trôi man mác” cho thấy nỗi lo âu của Kiều trên hành trình lưu lạc đó đây. Nàng thương cho số phận bé nhỏ, mỏng manh của mình đang trôi dạt giữa dòng đời vô định. Chi tiết “nội cỏ dầu dầu”, rồi thì “gió cuốn” làm cho tiếng sóng “ầm ầm”, đã báo hiệu một tương lai mờ mịt héo tàn, trập trùng gian truân trải dài đến vô vọng. Với cách sử dụng từ láy “man mác”, “xanh xanh”, “dầu dầu”, “ầm ầm” kết hợp với điệp từ “buồn trông”não nề cùng các câu hỏi tu từ, Nguyễn Du tạo nên một âm điệu thê lương trầm buồn đang bủa vây lấy người con gái “hồng nhan bạc phận”.

Bằng bút pháp mượn cảnh ngụ tình, đoạn trích đã miêu tả rất thành công nội tâm nhân vật Kiều. Cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến tan nát cõi lòng là vậy nhưng vẫn không thể làm lay chuyển Kiểu trước mối tình thủy chung son sắt với Kim trọng cũng như tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Quả thật, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức họa giàu cảm xúc tiêu biểu cho thơ của đại thi hào Nguyễn Du.

Check Also

cap nhat nhan744e7b 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *