Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

Bài làm

Có ái đó đã nhận xét thơ Viễn Phương nền nã, lúc thì lại thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt. Thơ Viễn Phương không gút mắc, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Và quả thực ta nhận thấy được hình ảnh nào trong đời sống thì Viễn Phương cũng khoác cho nó một chất thơ. Trong các sáng tác của nhà thơ Viên Phương không thể không nhắc đến bài thơ xúc động “Viếng lăng Bác”

Ngay từ đầu tác phẩm người đọc cũng có thể thấy hiện lên ở khổ thơ đầu là cảm xúc tự hào, thêm với đó là một niềm xúc động khi được đến thăm lăng Bác để thỏa nỗi lòng của thi nhân thông qua đoạn thơ:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Với cách xưng hô “con -Bác” của người Nam Bộ mà Viễn Phương cũng đã sử dụng như đã gợi nhắc đến những tình cảm rất thân thương và gần gũi. Thông qua cách xưng hô này đã nói lên được quan hệ giữa Bác và những đứa con tựa như tình cha con ruột thịt vậy.

Viễn Phương như đã nhận thấy được một hình ảnh thân thuộc đó là hàng tre bát ngát như đã dần dần hiện ra trong sương mờ buổi sớm trên con đường đến thăm Bác. Hình ảnh cây tre như biểu tượng cho người dân Việt Nam. Rồi cả đoàn người như cứ chầm chậm theo dòng người vào trong lăng – đây là nơi Bác đang yên nghỉ. Đọc đến đây người đọc cũng cảm nhận được tâm hồn nhà thơ chứa chan lòng thành kính, một sự biết ơn và ngưỡng mộ sâu sắc đối với Bác Hồ vô cùng sâu sắc:

Xem thêm:  Dàn ý bài:Hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm. Hãy phân tích và chứng minh

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Hình ảnh“Mặt trời đi qua trên lăng” được biết đến chính là mặt trời của vũ trụ, của thiên nhiên ngày ngày sưởi ấm Trái Đất. Hình ảnh mặt trời cũng đã mang lại sự sống cho vạn vật muôn loài. Tác giả Viễn Phương sớm cũng nhận ra, trong lăng cũng có một “mặt trời”, đã vậy đây lại còn là một mặt trời rất đỏ nữa. Viễn Phương đã ẩn dụ công lao to lớn của Bác với mặt trời, quả thực cách so sánh này vô cùng hay và hấp dẫn biết bao nhiêu. Dòng người xếp hàng dài để đến viếng thăm Bác như kết thành tràng hoa dâng 79 mùa xuân. Công lao của Bác thật to lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Có biết bao nhiêu cảm xúc cũng như suy nghĩ của riêng mình thì nhà thơ Viễn Phương cũng đã chạm vào trái tim của hàng triệu con người Việt khi nhắc đến Bác.

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

Tiếp theo đó chính là một mạch cảm xúc của tác giả tiếp tục với những dòng cảm xúc tiếc thương vô hạn. Thực sự chúng ta có che giấu đi thế nhưng những dòng cảm xúc đó dường như cũng cứ lay động biết bao nhiêu trái tim của hàng triệu người.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Viễn Phương cũng đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh sự ra đi của Bác đó chính là một “giấc ngủ bình yên”. Qủa thực Viễn Phương như cố gắng muốn xua đi sự thật phũ phàng: Bác không còn nữa. Người đọc sẽ dễ dàng nhận ra được hai câu thơ như tái hiện trước mắt một hình ảnh vô cùng chân thực đó là hình ảnh củaBác đang nằm trên kính, thêm với đó là ánh đèn hồng chiếu xuống khiến cho gương mặt Bác lúc này trở nên hồng hào, thật đẹp giống như một vầng trăng. Hình ảnh trời xanh được nhắc đến là hình ảnh thực ý chỉ sự vĩnh hằng thế nhưng Viễn Phương cũng cứ cảm thấy vô cùng đau đớn khôn nguôi trước sự ra đi của Bác.

Khi chỉ nghĩ đến việc ngày mai phải xa Bác kính yêu, lòng tác giả Viễn Phương và những đứa con miền Nam đã dâng niềm xúc động bồi hổi đến xúc động:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Đọc đến đây ta như cảm nhận thấy được một lời thơ nghẹn ngào, nức nở, cảm xúc dường như cứ nhớ thương được bộc lộ một cách trực tiếp. Nhà thơ thương trào nước mắt và không muốn xa nơi này. Thế rồi tác giả cũng đã có những ước nguyện thật tình cảm, thật chân thành. Đó chính là ước muốn trở thành con chim, thành đóa hoa và thành cây tre để bảo vệ giấc ngủ cho Bác. Lấy hình ảnh cây tre cũng đã tạo ra cho bài thơ một kết thúc đầu cuối tương ứng vô cùng đặc sắc. Đồng thời nó mang một ý nghĩa khái quát đó chính là sự trung thành với lý tưởng Cách mạng, với Bác Hồ kính yêu.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 6: Ẩn dụ

Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc và còn mang được đậm chất Nam Bộ, hình ảnh thơ chân thực gợi nhiều trường liên tưởng cũng như mang được một sự tưởng tượng độc đáo. Viễn Phương đã xây dựng lên một tác phẩm hay nhất, xúc động nhất khi viết về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh.

Minh Tân

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 14 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *