Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà cực hay và sâu sắc

Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà cực hay và sâu sắc

Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà cực hay và sâu sắc

Hướng dẫn

Núi sông nước Nam

‘Núi sông Nam Việt vua Nam ở,

Vằng vặc sách Trời chia xử sở.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định phải tan vố’

(Lê Thước – Nam Trân dịch)

Hai câu thơ đầu nói về núi sông nước Nam, đất nước Việt Nam là nơi ‘Num đế cư’ (vua Nam ở). Hai chữ Nam đế đối sánh với Bắc đế; Nam đế hùng cứ một phương chứ không phải chư hầu của Thiên triều. Vua Nam là đại diện cho uy quyền và quyền lợi tối cao của Đại Việt, cho nhân dân ta. Núi sông nước Nam thuộc chủ quyền của Nam đế, có kinh thành Thăng Long, có nền độc lập vững bền… Không những thế, núi sông nước Nam đã được ‘định phận’, đã được ghi rõ ở sách Trời, đã được ‘sách Trời chia xứ sở’, nghĩa là có lãnh thổ riêng, biên giới, bờ cõi riêng.

Hai chữ ‘sách Trời’ (thiên thư) trong câu thơ thứ hai gợi ra màu sắc thiêng liêng với bao niềm tin mãnh liệt trong lòng người, vần thơ vang lên như một lời

Tuyên ngôn về chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt:

‘Núi sông Nam Việt vua Nam ở,

Vằng vặc sách Trời chia xứ sở’

(Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư)

Từ nhận thức và niềm tin ấy về sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt căm thù lên án hành động xâm lược đầy tội ác, tham vọng bành trướng phi nghĩa của giặc Tống. Chúng âm mưu biến sông núi nước Nam thành quận, huyện của Trung Quốc. Hành động xâm lược của chúng đã làm trái ý Trời, đã xúc phạm đến dân tộc ta. Câu hỏi kết tội lũ giặc đã vang lên đanh thép, đầy phẫn nộ:

‘Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?’

(Như hà nghịch lổ lai xâm phạm)

Vị anh hùng dân tộc đã nghiêm khắc cảnh cáo lũ giặc phương Bắc và chỉ rõ, chúng sẽ bị nhân dân ta đánh cho tơi bời, chúng sẽ chuốc lấy thất bại nhục nhã: ‘Chúng mày nhất định phải tan vơ’

(Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư)

Hai câu 3, 4 có giọng thơ đanh thép hùng hồn thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhàn dân ta quyết tâm giáng trả quân Tống xâm lược những đòn chí mạng để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến thắng Sông Cầu – Như Nguyệt năm 1076 là minh chứng hùng hồn cho ý thơ trên. Triệu Tiết, Quách Quỳ’ cùng hơn 20 vạn quàn Tống đã bị quân dân Đại Việt đánh bại, quét sạch khỏi bờ cõi.

‘Nam quốc sơn hà’là bài ca yêu nước chống xâm lăng. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền dân tộc, ca ngợi sức mạnh chiến đấu để bảo vệ đất nước Đại Việt. Với nội dung ấy, bài thơ ‘Nam quốc sơn hà’ mang ý nghĩa lịch sử như một Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm:  Giải thích và bình luận câu tục ngữ ‘Uống nước nhớ nguồn”

Tên tuổi người anh hùng Lí Thường Kiệt cùng với bài thơ ‘Nam quốc sơn hà’ và chiến thắng Sông Cầu – Như Nguyệt (1076) mãi mãi chói sáng trong tâm hồn dãn tộc.

Theo Baivanhay.com

Check Also

7140 1494911290048 1014 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *