Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc liên hệ với 9 câu đầu bài Đất nước để thấy điểm tương đồng

Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc liên hệ với 9 câu đầu bài Đất nước để thấy điểm tương đồng

Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc liên hệ với 9 câu đầu bài Đất nước để thấy điểm tương đồng

Bài làm

Nhà thơ Tố Hữu đã cho rằng “ Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của một người đến với những người nào đó có sự cảm thông,..” sự cảm thông thường có trong những tâm tình, nhắn nhủ, chân thành. Điều này đã được chính Tố Hữu vận dụng rất đặc sắc trong bài thơ Việt Bắc. Đọc 8 câu thơ đầu của bài thơ là khúc dạo ân tình, thuỷ chung của người ở lại với người ra đi. Liên hệ với 9 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước ta thấy được nét tương đồng trong việc thể hiện về cội nguồn đất nước.
Tố Hữu lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử của dân tộc sau khi hiệp định Gionevo được ký kết, cơ quan trung ương dời căn cứ địa Việt Bắc- nơi nuôi dưỡng, cưu mang cán bộ, về xuôi tiếp quản thủ đô. Bài thơ ghi lại sự gắn bó khăng khít của người đi và kẻ ở suốt mười năm năm gian khổ, cùng chiến đấu, mừng chiến thắng.
Tám câu thơ đầu là nỗi niềm bâng khuâng lưu luyến, bịn rịn trong lòng người đi kẻ ở khi giờ phân li đã điểm. Qua đó, đoạn thơ góp phần làm đẹp hơn nghĩa tình cách mạng. Từng câu, từng lời trong “bài ca ấy” diễn tả trọn vẹn và sâu sắc tình yêu quê hương đất nước.

  • “Mình về mình có nhớ ta
  • Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
  • Mình về mình có nhớ không
  • Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.”

Nỗi niềm được thể hiện ngay ở hình thức thể thơ lục bát truyền thống khiến cho câu thơ mềm mại, nhịp điệu uyển chuyển, nhịp thơ chẵn đều đặn, vần phong phú, âm hưởng trầm bổng. Thể thơ cũng là ưu thế, con đường thênh thang để Tố Hữu diễn tả trạng thái muôn vàn của người đi kẻ ở. “ Mình” và “ ta” là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, cách xưng hô bình dị, thương mến vô cùng của tình yêu đôi lứa: “ Mình về có nhớ ta chăng/ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” hay “ Mình về ta chẳng cho về / Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”. Tố Hữu đã mượn hình thức quen thuộc trong văn hoá dân gian để gửi gắm những nội dung tình cảm lớn lao của thời đại mới, những câu hát ngọt ngào của tình yêu trở thành những câu hỏi xao xuyến, của nghĩa tình cách mạng thể hiện nỗi nhớ nhưng của người ở lại với người miền xuôi. Nỗi niềm ấy trước hết thể hiện trong câu hỏi hướng về thời gian “ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Từ “ ấy “ luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng trước nó bị đẩy về một quá khứ thật xa xăm, trở thành một khoảng thời gian gợi nỗi nhớ thương, ngậm ngùi, tiếc nuối. Câu thơ cũng đồng thời gợi liên tưởng đến câu Kiều đằm thắm về “ mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình” một liên tưởng thấm thía cảm động bởi sự gợi nhắc tình sâu nghĩa nặng giữa Việt Bắc và những người kháng chiến. Trong câu thơ của Tố Hữu đã ném vào trong đấy cả chặng đường lịch sử gian khổ, là khoảng thời gian từ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh và sau đó là kháng chiến chống Pháp, là khoảng thời gian Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cách mạng, trở thành thủ đô gió ngàn, đó là thời gian mà ta và mình từng gắn bó , chia sẻ ngọt bùi với biết bao nhiêu tình sâu nghĩa nặng, biết bao nhiêu thiết tha mặn nồng. Điệp từ “ nhớ” khiến nỗi nhớ trải rộng, lớp lớp, tầng tầng, trùng điệp. Cách diễn đạt ấy gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đằng sau những câu thơ thấp thoáng bóng dáng về lối sống nghĩa tình thuỷ chung “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đây cũng là lẽ sống lớn đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Tố Hữu “ Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”.
Bốn câu thơ tiếp theo là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi nhớ lưu luyến nhớ nhung của kẻ đi người ở:

  • “Tiếng ai tha thiết bên cồn
  • Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
  • Áo chàm đưa buổi phân ly
  • Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Các từ “ bâng khuâng, bồn chồn” , Tố Hữu như trút hết các cung bậc từ buồn nhớ, tiếc nuối đến hoài niệm thương yêu. Nếu như tiếng ai còn tha thiết ở bên cồn vắng, ở ngoại giới thì đến câu thơ thứ hai đã khiến người ra đi trong dạ bồn chồn bước đi. Hai chữ “ bồn chồn” gợi cảm, lại gắn với cái hữu hình “ bước đi” giúp Tố Hữu hữu hình hoá cái vô hình, ngoại giới hoá cái nội tâm, diễn tả bước đi ngập ngừng chầm chậm như lưu luyến chẳng muốn rời xa. Câu thơ gợi nhắc tới câu thơ của Chinh Phụ:

  • “Bước đi một bước giây giây lại dừng”

Chỉ có điều câu thơ Chinh phụ là tình phu phụ câu thơ tố Hữu là để nói tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
Trong giờ phút chia li nếu tiếng ai là những âm thanh mơ hồ vì thực ra nó là tiếng lòng người ở lại, là tiếng vọng từ trong tâm tưởng, trong cảm nhận người ra đi thì hình ảnh chiếc “ áo chàm” lại cụ thể đến nao lòng. Màu chàm là màu quen thuộc thân thương của đồng bào Việt Bắc, là màu bền khôn phai khó nhạt. Tố Hữu đã lấy sắc áo để nói sắc lòng của người ở lại nhưng lại được cảm nhận từ người ra đi. Mình và ta , người đi kẻ ở, đồng bào, đồng chí hiểu nhau và cả những điều không nói hết được bằng lời “ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Cầm tay nhau là để chứa chan ân tình xúc động niềm lưu luyến và mối gợi cảm giữa kẻ đi người ở. Dấu chấm lửng kết thúc ở cuối câu thơ là khoảng lặng trong âm nhạc, là khoảng trống, khoảng trắng trong điện ảnh còn ở đây là khoảng vô ngôn và rất dư tình, tình ý sáng tạo của Tố Hữu.
Đọc những câu thơ Việt Bắc của Tố Hữu liên tưởng tới 9 câu đầu Đất Nước ta cũng cảm nhận được những cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về cội nguồn Đất Nước qua đó làm trọn vẹn thêm những cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước. Cội nguồn đất nước gắn với tuổi thơ, gắn với thuần phong mĩ tục, gắn với truyền thống đánh giặc của nước. Thơ văn từ bao đời nay, chẳng khi nào không là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu, không là cách đi tìm chân trời của một người đến chân trời của rất nhiều người. Nói cách khác giữa những tác phẩm của những tác giả khác nhau luôn xuất hiện những nét tương đồng. Tố Hữu và Nguyễn Khoa Điềm không hẹn mà gặp ở thể thơ tự do, câu thơ linh hoạt, sử dụng phong phú các chất liệu dân gian “ ngày xửa ngày xưa, gừng cay muối mặn, trồng tre đánh giặc,..”. Cả hai đoạn thơ đều có những điểm chung ở việc đi tìm về cội nguồn lịch sử cũng như những triết lí sống thuỷ chung, nghĩa tình của dân tộc.
Tiếng thơ ngân lên trong tâm trí độc giả về tình cảm chân thành của nhân dân với cách mạng và cái tài, cái tâm nhiệt thành của nhà thơ trữ tình chính trị- Tố Hữu. Dấu ấn Tố Hữu trong đoạn trích khiến ta thêm yêu mến tâm hồn và trân quý tài năng, sự tài hoa nơi ngòi bút nghệ thuật của người nghệ sĩ này.

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 7 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *