Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phân tích bài thơ Hai Chữ Nước Nhà của Trần Tuấn Khải:

Phân tích bài thơ Hai Chữ Nước Nhà của Trần Tuấn Khải:

Phân tích bài thơ Hai Chữ Nước Nhà của Trần Tuấn Khải:

Hướng dẫn

Đoạn thơ có khá nhiều từ Hán-Việt. Học sinh nên đọc thật kỹ phần chú thích trước khi đọc lại để hiểu nghĩa của từng câu. Học sinh cũng cần đọc lại những trang sử đời nhà Hồ-Hậu Trần lệ thuộc nhà Minh (1400-1413) để có thể dựa vào đó mà hiểu ý nghĩa của từng câu thơ.

– Khung cảnh“Chốn ải Bắc-Cõi trời Nam” lúc ấy như thế nào? (4 câu đầu)

– Người cha mang tâm sự gì? Đang ở trong hoàn cảnh nào? Có thương con không? (các câu 5-6-8).

– Người có nói gì không khỉ theo bước tiễn cha (câu 7)

*Giữa bối cảnh đau thương uất nghẹn ấy,“lời cha khuyên” ắt hẳn có giá trị thức tĩnh và thúc giục con trai “lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước

– Người cha đã gợi cho con điều gì về đất nước, dân tộc?(4 câu đầu cửa đoạn 2)

– Người cha đã than với con về tội ác của quân Minh, đó là những tội ác gì? (8 câu kế tiếp)

– Hãy cho biết nỗi lo của người cha?(8 câu cuối của đoạn 2)

– Giữa sự xâm lược nước ta của quân Minh và quân Pháp có sự khác biệt về thời gian, bối cảnh lịch sử, nhưng về bản chất thì không khác nhau.

I.Trần Tuấn Khải người Nam Định. Bút hiệu Á Nam nổi tiếng từ những năm 20 của thế kỷ XX, nhất là hai bài hát mang tựa đề Anh Khóa, sau đó là những bài thơ được viết bằng thứ ngôn ngữ chân chất theo các thể thơ thuần Việt như lục bát, song thất lục bát.

Là một nhà thơ giàu tình cảm, sống gắn bó với nỗi buồn vui của con người. Ông buồn về thói đời đen bạc, buồn về những nỗi biệt ly, buồn về thế sựthăngtrầm… về tình đời thì ông lấy luân lý làm trọng, về thế sự thăng trầm thì ông tìm kiếm đề tài ở lịch sử để kín đáo bộc lộ nỗi đau mất nước nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của đồng bào mà những vần thơ Hai chữ nước nhà là một ví dụ. Mượn chuyện Nguyễn Phi Khanh bị quàn Minh bắt giải về Trung Quốc dặn dò con trai (Nguyễn Trãi) hãy về lo việc trả thù cho cha, rửa hận cho nước, Trần Tuấn Khải đã gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.

Xem thêm:  Soạn bài quan âm thị kính

II. Đoạn trích là phần md đầu của bài thơ. Tám câu thơ song thất lục bát giới thiệu khung cảnh của việc chuyển tù và tâm trạng của người cha. Khung cảnh là “chôn ải Bắc ”, biên giới của nước Đại Việt với Trung Quốc thời bây giờ. Vào thời điểm đó, Nguyễn Phi Khanh, người bị quân Minh bắt giải đi và Nguyễn Trãi theo tiễn chân cha đang ở “cỡ/ trời Nam”, đang ở phần đất nước của Đại Việt. Nơi kia thì “mây sầu ảm đạm”, chôn này thì “gió thảm đìu hiu”. Khung cảnh hoang vắng cô liêu, tuyệt không thây bóng người mà chỉ nghe tiếng “hổ thét chim kêu” lạnh lùng. Giữa khung cảnh “như khêu bất bình ”, như gợi lên sự buồn thương và căm giận kẻ đã gây nên tội ác ấy, Nguyễn Phi Khanh, “chút thân tàn” đang chịu gông cùm vẫn canh cánh “hồn nước”ò trong tim, ông đã quay lại.

Trông con tầm tã châu rơi Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.

Tám câu thơ song thất lục bát có nhịp điệu, tiết tấu chậm, từng cặp câu bảy chữ đôi lời đối ý thấm đậm nỗi buồn của cha con trong giờ phút biệt ly. Cả hai cha con đềư khóc. Không khóc làm sao được khi cả hai đều biết rằng ngày đi thì có còn ngày về thì không. Nhưng người cha tin con mình đúng là trang nam nhi. Nhìn con khóc nghẹn không nói được câu gì, ông đã gợi lại và nhắc con ‘‘nhớ lấy” rằng:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay,

Giờ Nam riêng một cỗi này,

Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!

Nguyễn Phi Khanh đã gợi lại thủy tổ của dân Việt thuộc họ Hồng Bàng và Lạc Long Quân. Từ thuở

Bồ ký đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều dinh nước ta

Đại nam quốc sử diễn ca

Đến Đại cồ Việt thời nhà Đinh. Tới năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt. Như thế, non sông Việt đã có từ trước, chưa kể thời đại Hùng Vương trị vì nước Văn Lang, Âu Lạc. Mười mấy thế kỷ về trước, cốt lỗi đã được dựng lên cả về phần xác lần phần hồn, cả về vật chất lẫn phi vật chất trong bôn câu thơ khái quát nhưng rất cơ bản. Những “anh hùng hiệp nữ” như các vua Hùng, hai Bà Trứng, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,… đều được truyền tụng như những tấm gương sáng ngời mang tâm hồn Việt. •

Xem thêm:  Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán – Ngữ văn 9 Tập 1

Những câu thơ kế tiếp, người cha đã nêu nguyên nhân khiến, “quân Minh thừa hội xâm lăng” và gây bao tội tày đình. Dù người cha không nêu đích danh nhưng câu “Than vận nước gặp khi biến đổi’” gợi lại giai đoạn lịch sử cuối đời Trần có liên quan tới Hồ Quý Ly. Theo sử sách ghi lại thì ông tên thật là Lê Quý Ly được vua Trần Nghệ Tông tin dùng. Quý Ly có hai người cô đều là vợ của Trần Minh Tông, và là mẹ của ba vua Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông. Nhờ có liên hệ bà con, lại giúp Trần Nghệ Tông củng cố được địa vị thống trị của họ Trần nên Quý Ly được tin dùng. Sau khi Trần Nghệ Tông mất, thì Quý Ly càng lúc càng chuyên quyền. Đầu năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, lên làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. “Vận nước gặp khi biến đổi là như thế”. Và quân nhà Minh đã lấy cớ đó để xâm lăng nước Đại Việt, gây nên đại họa:

Bốn phương khói lửa bừng bừng,

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ,

Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con.

Cảnh quân Minh xâm lược được miêu tả thật khủng khiếp dù không đi sâu vào từng chi tiết. Chúng tha hồ đốt, và giết không nương tay. Nghệ thuật láy từ, sử dụng các từ mạnh như “bừng bừng, tung, vỡ, bỏ, lìa”. Khiến người đọc cảm nhận không thứ gì còn nguyên vẹn, kể cả con người. Thành quách, nhà cửa, vợ con trong cảnh đổ nát hoang tàn, nhất là thảm họa diệt chửng ở cụm từ so sánh “xương rừng máu sông”. Cảnh tượng khủng khiếp hãi hùng do quân cuồng Minh gây ra không chỉ tạo nên mối uất hận trong mỗi người dân Đại Việt thời bây giờ mà còn “Ngậm ngùi đất khóc giời than” nữa. Mối uất hận ấy phải trả, tội tày đình ấy phải bị trừng trị. Nhưng làm sao đây?

Xem thêm:  Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh chị về tỉnh cảm gia đình, tình thầy trò tình bạn theo ngôi kể thứ nhất

Tám câu thơ cuối là tâm sự chân thành và tha thiết của cha với con. Sự chân thành ấy chính là:

Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Và sự tha thiết ấy chính là:

Giang sơn gánh vác sau này cậy con.

Còn hơn sự tha thiết, đó là chuyển giao trọng trách thiêng liêng nhất là giữ cho được:

Bắc Nam bờ cõi phân mao Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây…

Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải làm bài thơ này lúc chính phủ Pháp thời bấy giờ (1924) đang ra sức củng cố chế độ thực dân. Mượn chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò con trai là Nguyễn Trãi “giang sơn gánh vác” là cụ muốn kín đáo gửi gắm tâm sự yêu nước của mình vào tầng lớp thanh niên thời bấy giờ.

Luật bằng trắc tạo nên nhịp điệu, tiết tấu, còn vần thì tạo sự hòa âm giữa các câu thơ. Với những đặc điểm ấy, thể loại thơ song thất lục bát phù hợp với những bi kịch giữa cuộc đời, những lời tâm sự thương khóc, oán hờn kẻ đã gieo tai vạ cho mình. Những tác phẩm như Chinh phụ ngâm (đã học ở lớp 7), Cung oán ngâm khúc, Tự tình khúc, Khóc Dương Khuê,… đều là những tác phẩm nổi tiếng. Và thế kỷ XX có thêm Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Khải làm kho tàng thơ văn song thất lục bát của dân tộc càng phong phú và giá trị thêm lên.

tag: hai chu nuoc nha, soan bai hai chu nuoc nha, phan tich bai tho hai chu nuoc nha, soan bai bai tho hai chu nuoc nha, giao an giang bai hai chu nuoc nha.

Theo Baivanhay.com

Check Also

nu sinh lop 12 sa735311 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *