Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Công Trứ qua thơ văn của ông

Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Công Trứ qua thơ văn của ông

Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Công Trứ qua thơ văn của ông

Hướng dẫn

… Và cái tên được nhắc đến như những nhà nho chân chính và nổi tiếng nhất trong thời kỳ này đó là Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát. Đặc biệt, Nguyễn Công Trứ đã để lại cho thế hệ sau một hồn thơ tinh tế, một cá tính mạnh mẽ và một cái tôi giàu bán sắc. Trong số đó, Bài ca ngất ngưởng được xem như tứ thơ kiệt xuất của ông sáng tác năm 1848, khi ông đã cáo quan về quê nhà Một cảm xúc chủ đạo được nhận thấy rất rõ nét qua tác phẩm đã là phong thái ngạo nghễ và cá tính hơn người của nhà thơđất Hà Tĩnh.

Có lẽ cảcuộc đời Nguyễn Công Trứ là một chuỗi thăng trầm và lận đận, khoa cử thì tráo trở, gian nan, lúc làm quan lại xoay vần đến điên đảo. Có ai ngờ cái phong thái ung dung, ngạo nghễ hơn người lại như ngấm vào máu, vào cuộc đời của con người tưởng chừng như không có gì là bình yên, êm ả. Chi hai từ thôi nhưng đủ bát được cái phong thái ấy. ngất ngưởng. Một trạng thái chông chênh, dễvỡ, một dáng di lệch lạc, chệch choạng tưởng như sắp ngã, người ta gọi là ngất ngưởng và có chăng một cá tính khác người, một phong cách ngông nghênh khinh đời cũng được người ta gọi bằng “ngất ngưởng”. Đúng lắm chứ, đặc biệt là với Nguyễn Công Trứ:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ỏng Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Mở đầu bài thơ là một câu thơ viết hoàn toàn bằng chữ Hán, một lối mở đầu thật trang trọng, thật sựấn tượng: mọi việc trên đời không có gì là không phải phận sự của ta. Một lối nói nhấn mạnh bằng cách phủ định đến hai lần, phủ định nhưng để khẳng định cái tài năng hơn người, cái tài năng hiếm có của một bậc nho sĩ chân chính. Nhận về mình những trách nhiệm lớn lao, nhận về mình 'những chức phận đáng lẽ ra là của cả thiên hạ, có tài năng nào, có ý chí nào bản lĩnh hơn thế nữa không? Tác giả đã khéo léo đưa ra một quan niệm nhân sinh cao hơn, quan niệm về chí làm trai ở trên đời:

Xem thêm:  Soạn bài lớp 11: Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn

Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông.

(Đi thi tự vịnh)

Làm trai ắt phải có nghiệp lớn, đã theo đuổi rồi phải sổng chết, phải fii sinh vì nó, ấy mới là bản lĩnh của bậc trượng phu phong kiến. Không những thế, tác giả tự nhận mình là người có tài bộ tức là tài năng lớn, có bản lĩnh hơn người, nhưng lại có cái nhìn khinh bạc, hài hước với nghiệp quan trường, làm quan rồi cũng như chim đã vào lồng.

Có chăng vì thếmà có khi tay phất cờđại tướng, có khi lại về Phủ doãn Thừa Thiên.

Chỉ một câu thơ thôi mà đường như những dấu mốc lớn trong cuộc đời ỏng đã được tổng kết “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông”. Có chăng cuộc đời cũng công bằng lắm, cái ước vọng và nỗ lực theo đuổi con đường khoa cử được đáp trả vào cái tuổi 42. Cái tuổi đường như không còn trẻ, bởi ông luôn tâm niệm rằng:

Đi không há lẽ trở về không,

Cái nợ cầm thư phải trả xong.

Cụm từ cách điệu tài hoa tay ngất ngưởng cùng nhịp thơ 3/3 gọn gàng, dứt khoát như một cách khẳng định mình cái phong thái ngất ngưởng, cái bản lĩnh hơn người và một tài năng lớn đã được thừa nhận. Tài năng ấy, bản lĩnh ấy ông cống hiến cho dân cho nước, để rồi khi cáo quan về quê, nó lại càng thể hiện đậm nét hơn sự dung dị, sựvô thường mà đáng quý vô cùng:

Xem thêm:  Soạn bài nghĩa của câu tiếp theo

Đồ môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Để viết lời mở đầu cho hai bước ngoặt lớn của cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ sử dụng lối thơ chữ Hán tài hoa làm câu thơ như trang trọng hơn gấp nhiều lần, thể hiện tình cám nội tâm thật đáng trân trọng biết nhường nào. Lẽ thường, khi cáo quan người ta (người xe) ngựa xe tán lọng, cốt sao phô trương được cái lối sống vương giả nơi chốn quan trường, vậy mà cớ sao có người lại đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, không phải tầm thường lắm sao. Tầm thường thế, dung dị như thế đó mới là Nguyễn CôngTrứ, một ông quan liêm khiết đương triều nhà Nguyễn. Không còn cầm quân dẹp loạn tứ phương, không còn tay cung tay kiếm oai phong lẫm hệt, Nguyễn Công Trứ trở về chốn quê yên ả thật mộc mạc, thật đơn sơ:

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Những hành động, suy nghĩ khác người của tác giả khiến người ta bắt gặp một hồn thơ thật tự do, phóng khoáng, một lối suy nghĩ mới mẻ và vô cùng độc đáo:

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn dông phong.

Cái phong cách tưởng như ngược đờiấy cũng khiến bậc tiên thần để ý, tiếng nực cười khoan dung, độ lượng, tiếng nực cười thích thú trước một cách nghĩ mới, cách làm mới thật trái tự nhiên.

Bước ra khỏi cái vòng bon chen, tranh giành và tước đoạt địa vị, danh lợi, bước ra khỏi chốn phồn hoa, chốn quan trường với khen chê, với lối sống tầm thường luồn cúi, tát cả với ông là một chuỗi thời gian gò bó, cầm tù như con chim vẫy vùng trong chiếc lồng chật hẹp. Giờ con chim ấy được thoả sức vẫy vùng nơi chống làng quê thân thuộc, được mất không còn là mối quan tâm, khen chê không còn là điều phải để ý, con chim ấy muốn được sống, được hưởng những thú vui như chính mình, những ước mơ thật xa xôi trong muôn vàn trắc trở chốn quan trường:

Xem thêm:  Soạn văn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go)

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không tiên, không vướng tục.

Nhưng không có nghĩa ông vị kỷ, ông sống vì riêng mình, bởi trong tâm khảm của bậc trung quàn ấy vẫn một lòng vì nhân dân, vì đất nước:

Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi trọn vẹn dạo sơ chung

Tự thấy mình được sánh ngang những đanh nhàn nổi tiếng trung quân ái quốc,

Nguyễn Công Trứ muốn tự khẳng định mình, muốn tạo cho mình một dấu ấn, một bản sắc, một cá tính riêng biệt và độc đáo. Luôn ấp ủ một trăn trở, một lo lắng và băn khoăn

về dân tộc, đất nước, đó mới chính là con người, là tâm sự chân thành của bậc nho gia '

chân chính. đường như Hồ Xuân Hương và Nguyễn Công Trứ đã cùng gặp nhau, kỳ ngộ nhau trong tứ thơ tài tình:

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Và:

Lại đây cho chị dạy làm thơ.

Hai con người, hai cá tính nhưng cả hai lại cùng muốn được cất lên tiếng nói khẳng định cái tôi đầy bản sắc, cái tôi rất riêng không thể nhầm lẫn, cái bản lĩnh hiếm có và hơn người ấy như lời thách thức ngạo nghễ với nhân gian, với thiên hạ.

Có lẽ chỉ cần khái quát tư tưởng và tình cảm tinh tế và độc đáo của Nguyễn Công Trứ bằng hai từ ngất ngưởng. Cái mất đi là thể xác, cái còn lại mà Nguyễn Công Trứ muốn gửi gắm đến thế hệ sau đó là quan niệm sống đẹp, sống có ích, sống cống hiến như ông từng khẳng định:

Trong cuộc trần ai ai dễ biết

Rời ra mới tỏ mặt anh hùng.

(Đi thi tự vịnh)

Đỗ Phương Mai

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Từ khóa tìm kiếm

  • https://baivanhay com/van-mau-thpt/page/449

Check Also

hinh anh gai xinh hot girl cap 2 3 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *