Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ

Nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ

Nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ

Hướng dẫn

Cuộc đời của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng ( 1912 – 1939) tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. Ông quê ở làng Hào, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vũ Trọng Phụng mồ côi cha rất sớm, người bố mất khi Vũ Trọng Phụng mới 7 tháng tuổi; người mẹ làm nghề khâu vá thuê, tần tảo nuôi con ăn học, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng Tiểu học: nhưng vì nghèo túng nên phải thôi học để đi làm kiếm sống. Ông đã từng làm thư kí bán hàng rồi đánh máy chữ ở nhà in. Nhưng ở cả hai nơi, ông đều sớm bị sa thải. Từ đó, Vũ Trọng Phụng chuyển hẳn sang nghề viết văn, làm báo và sống bấp bênh, vật chất bằng nghề bạc bẽo đó.

Ngày 13/10/1939, Vũ Trọng Phụng qua đời vì bệnh lao trong cảnh nghèo túng, để lại người vợ trẻ và đứa con nhỏ chưa đầy 1 tuổi.

Vũ Trọng Phụng tiếp xúc với hai loại người chủ yếu:

+ Giàu có nhưng độc ác, bất nhân, vô đạo đức

+ Dân nghèo, nhưng là tầng lớp dưới đáy xã hội: lưu manh, ma cô, gái điếm,…

Vũ Trọng Phụng viết sớm, viết nhiều và nhanh chóng nổi tiếng. Ông viết đủ các thể loại: bao gầm cả truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, bình luận thời sự chính trị, dịch thuyết,… Nhưng ông đặc biệt thành công hơn ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Ông được báo chí đương thời gọi là ông vua phóng sự Bắc Kì.

Tư tưởng sáng tác của Vũ Trọng Phụng nhiều mâu thuẫn phức tạp. Khi ông còn sống, cũng như sau này, có không ít ý kiến đánh giá khác nhau về ông. Song có thể nói, điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng là tiếng nói căm hờn mảnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát. Cái xã hội mà ông gọi là “khốn nạn”, “chó đểu” và ông khát khao thay đổi nó từng ngày, từng giờ. Vũ Trọng Phụng cũng viết về cuộc sống của những người dân nghèo ở thành thị.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh sống và điều kiện tiếp xúc, Vũ Trọng Phụng chưa hiểu biết nhiều về cuộc sống người lao động. Vì vậy, ông thường hoài nghi, bi quan về con người và có nhiều sáng tác chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên.

Thủ pháp nghê thuật trào phúng được sử dụng chủ yếu để phê phán, lật mặt trái xấu xa của chế độ xã hội thực dân phong kiến và sự ác độc, bất nhân, vô đạo đức của tầng lớp người giàu có của những kẻ trưởng giả cơ hội, học đòi.

Sự nghiệp văn học:

Vũ Trọng Phụng mất mới 27 tuổi. Trong đời văn ngắn ngủi, chưa đầy 10 năm cầm bút, ông đã để lại khoảng 20 tác phẩm với đủ mọi thể loại. Những tác phẩm chính của ông.

Xem thêm:  Suy nghĩ về ý kiến: “Sống là chuyển động và hành động” – Ngữ Văn 12

* Phóng sự: Cạm bẫy người (1933) ; Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936) ; Lục xì (1937)

* Tiểu thuyết: Dứt tình (1934)

Số đỏ ( 1936) Làm đĩ ( 1936) Vỡ đê ( 1936) Giông tố (1936) Lấy nhau vì tình (1937) Trúng số độc đắc (1938)

* Kịch nói: Không một tiếng vang (1931)

Theo Baivanhay.com

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *