Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Nghị luận xã hội về lòng yêu nước

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước

Bài làm

Yêu nước, yêu quê hương gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất, cao quý nhất. Trước cảnh sơn hà nguy biến, trưóc họa xâm lăng, lòng yêu nước chân chính có thể trào lên những cảm xúc bồng bột, mãnh liệt. Nhưng có lúc, có nơi, có người, trước họa xâm lăng, trước cảnh núi xương sông máu của dân tộc, trước cuộc chiến đấu dữ dội và trường kỳ, tình yêu nước có thể bị phai nhạt dần, những hành vi nhất thời, những cảm xúc bồng bột lúc đầu không còn hừng hực nữa. Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta, ai cũng cảm thấy rõ sự thật lịch sử đó.

Lòng yêu nước vốn có tính truyền thống, được nuôi dưỡng, kế thừa và phát triển cua dân tộc qua bốn nghìn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đúng là lòng yêu nước chân chính, “bao giờ cũng thuộc về nguồn tình cảm bền vững, gắn với những cống hiến suốt đời”.

Cậu bé làng Phù Đổng phi ngựa sắt ra trận, cầm roi sắt xông vào lũ giặc Ân; khi roi sắt bị gãy bèn nhổ tre làm vũ khí, quật cho lũ giặc cướp nước tơi bời: “Đứa thì sứt mũi sứt tai / Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!”. Trần Quốc Toản xông xáo giữa trận tiền “sát Thát” với thanh bảo kiếm và lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Trần Quốc Tuấn ra trận với chí khí gang thép, với lời thề bốc lửa: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù! Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lồng!”. Vân vân… Đó là những nguồn tình cảm bền vững thấm sâu vào tâm hồn của con người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, mới có thể “gắn những cống hiến suốt đời” với Tổ quốc và nhân dân, làm nên truyền thống anh hùng của dân tộc:

Dân ta gan dạ anh hùng,

Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn!

(Tố Hữu)

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, cả dân tộc quật khởi đứng lên, ào ào ra trận với ngọn giáo, mũi tên, với gậy tầm vông, với muôn ngàn vũ khí. Máu của nhân dân làm đỏ thắm lá cờ Tổ quốc.

Thời bình, đồng bào lại chung sức chung lòng, đem mồ hôi và trí lực xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, làm cho đất nước ta “mười lần dẹp hơn ”, “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Tổ tiên, ông cha đã để lại cho con cháu muôn đời mai sau một giang sơn gấm vóc; các thế hệ của dân tộc nguyện bảo tồn và gìn giữ, thực hiện đúng lời Bác Hồ đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Lòng yêu nước của nhân dân ta làm nên sức mạnh Việt Nam. Lòng yêu nước của nhân dân ta làm nên vẻ đẹp nền văn hiến Đại Việt, làm cho nền văn minh sông Hồng tỏa sáng.

Thế hệ trẻ dân tộc, trong bất cứ thời đại nào cũng là lớp người tiên phong, chiến sĩ xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chủ tịch có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa và giá trị Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ

Đang ngồi trong phòng thi giữa ngày hè 2019, sau khi bàn luận về lòng yêu nước, tôi vô cùng xúc động và thấm thìa lời dạy trên đây của Bác Hồ kính yêu; tôi nguyện nỗ lực thực hiện đúng lòi dạy của Bác.

Check Also

nu sinhg do guc hinh 3 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *