Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nghị luận xã hội Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Nghị luận xã hội Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Nghị luận xã hội Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Hướng dẫn

HƯỚNG DẪN 1

1. Tìm hiểu dề

-Yêu cầu của đề là trình bày nhận thức của mình về nội dung đề xướng của UNESCO. Đây là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc, vấn đề mà UNESCO nêu ra có tính toàn cầu và hiện nay như là một định hướng mà các quốc gia chấp nhận. Vì thế mà các lí lẽ và dẫn chứng cần gần với cuộc sống của nước ta và thế giới ngày nay.

-4 vế câu là 4 mục đích học tập. Tuy không đồng nhất về phạm trù nhưng nối tiếp nhau, gắn kết nhau theo quan hệ nhân — quả. Các luận cứ được trình bày cần thể hiện được mối quan hệ này.

2. Dàn ý: Có thể có các luận điểm, luận cứ sau:

a.Học để biết Là thế nào?

-Học là thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Kiến thức của nhân loại vô cùng đồ sộ, kĩ năng của con người đã rất phong phú, tinh vi, một đời người không thể thu nhận hết. Vì vậy phải lập ra nhà trường các cấp để người học thu nhận kiến thức tập luyện kỹ năng có chọn lọc, có hệ thống, có phương pháp.

-Học đế biết tức là để "Có ý niệm về người, vật hoặc diều gì đó và có thể nhận ra người, vật hoặc điều ấy”. (Bác bỏ mục đích học sai như học chỉ để lấy bằng cấp, lấy học vị nhằm kiếm lợi và hư danh, dẫn đến tình trạng gian lận, chạy chọt, hối lộ…).

-Cần biết những gì? Từ mục đích biết để làm, đế chung sống, để khẳng định mình thì cần biết những tri thức và kĩ năng thuộc khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hoá, Sinh vật, Địa lí, Tin học…) để tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, để hiểu về môi trường sinh thái,… cần biết những tri thức thuộc khoa học xã hội (Văn, Sử, Ngoại ngữ, Đạo đức…) đế hiểu đạo đức làm người, hiểu phong tục luật pháp quốc gia, quốc tế mà ứng xử trong các hoàn cảnh giao tiếp, hiếu quy luật kinh tế – xã hội dẫn đến cạnh tranh phá giá, lạm phát, suy thoái, chiến tranh và hoà bình…

b.Học để làm là thế nào?

-Làm là dùng công sức tạo ra cái trước đó không có. Làm là dùng công sức để đạt một mục đích nhất định nào đó.

-Khẳng định một thực tế hiển nhiên là nếu không học hỏi thì không thế có năng lực sáng tạo đế làm ra cái trước dó không có, hoặc đế đạt một mục dich nào đó.

-Cái làm ra phải đem lại lợi ích cho cuộc sống chung mới tồn tại và phát triển xứng với công sức bỏ ra. Mục đích mình hướng tới phải vì lợi ích quốc gia, nhân loại (như mục đích chữa trị bệnh, mục đích tìm kiếm năng lượng mới…) thì cộng đồng dân tộc và nhân loại mới ủng hộ và tiếp nhận.

Xem thêm:  Kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi

c.Học để chung sông là thế nào?

-Chung sống là cùng tồn tại trong quan hệ cộng đồng: cơ quan, đơn vị, xóm làng, khu phố, dân tộc, cộng đồng các quốc gia..

-Phải học hỏi mới có hiếu biết về phong tục tập quán của mỗi dân tộc, hiếu biết về luật pháp của mỗi quốc gia, hiểu biết về phong tục tập quán của mỗi dân tộc, hiểu biết về luật pháp quốc tế thì mới tồn tại cùng nhau.

-Có hiểu biết về phong tục, luật pháp thì sè có thái độ và hành động cần thiết đế bảo vệ sự chung sống (ví như chống chiến tranh, chống khủng bố, chống ô nhiễm môi trường sinh thái…).

d.Học để tự khẳng định mình là thế nào?

-Tự khẳng định là thừa nhận khả năng của riêng mình đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng.

-Tự khẳng định chưa đủ ở năng lực học tập, quyết tâm rèn luyện phẩm chất đạo đức… đế đạt tới mục tiêu giáo dục chung và mục đích phấn đấu riêng của mình.

-Tự khẳng định có ý nghĩa coi trọng bản thân, đồng thời góp phần xây dựng nhân cách, hoàn thiện nhân cách chung trong tập thể trường lớp, cộng đồng xã hội.

HƯỚNG DẪN 2

Đề bài yêu cầu bàn luận về mục đích của việc học tập. Từ việc xác định đúng đắn mục đích này mà nhận thức sâu sắc hơn khái niệm học và liên hệ bản thân đề có mục đích và thái độ cũng như phương pháp học tập đúng đắn.

-Đề xướng của UNESCO vừa nêu được toàn diện các mục đích của học tập vừa nêu được quan hệ giữa chúng.

-Học đế biêt là bước khởi đầu đế có hành trang (tri thức) bước vào cuộc sống.

+ Học để làm là bước tiếp thẹo nhằm ứng dụng các tri thức một cách thiết thực và hiệu quả.

+ Biết và làm là điều kiện tiếp tục mục đích tiếp theo: “Học đế’ chung sông” nhằm hoà nhập với cộng đồng, đóng góp cho cộng đồng.

+ Cuối cùng là “học đế tự khẳng định mình”, hoàn tất quá trình học tập nhằm làm chủ bản thân, hoàn thiện nhân cách, cái tôi của mỗi người trong cộng đồng.

-Đế đạt được mục đích, việc học có phạm vi rất rộng: học kiến thức, học kỹ năng, học cách sông, cách ứng xử trong xã hội. Việc học không chỉ bó hẹp trong nhà trường, trong sách vở mà phải học trong lao động, trong cuộc sống, học suốt đời.

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.

Xem thêm:  Trọn bộ stt đá xéo người thứ 3 trong tình yêu cực thâm thúy

“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.

Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.

Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.

“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *