Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nghị luận về nói tục chửi thề lớp 9

Nghị luận về nói tục chửi thề lớp 9

Nghị luận về nói tục chửi thề lớp 9

Bài làm

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Tiếng nói, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng của việc giao tiếp giữa con người với con người. Văn hoá sử dụng từ ngữ khi nói sao cho phù hợp cũng là cả một nghệ thuật. Vậy mà, ngày nay có những người không biết gìn giữ ngôn ngữ Tiếng Việt cho trong sáng, lành mạnh, mà chỉ đua đòi học theo cái xấu, dù họ không có ý xấu khi nói lời bậy, nhưng những lời nói tục, chửi bậy ấy văng ra gây khó chịu và mất đi cái hay mà ngôn ngữ vốn có.

Nói tục chửi thề là việc sử dụng những lời nói thô tục, thiếu lịch sự, những từ gây xúc phạm đến người khác trong giao tiếp nhằm bôi nhọ, xúc phạm, thậm chí chỉ để hả giận, những từ ngữ miệt thị đến nhân phẩm của người khác. Hiện nay nói tục chửi thề đã trở thành một hiện tượng phổ biến, rất dễ gặp ở bất kì đâu, nó dường như đã thâm nhập sâu vào thói quen của con người, đặc biệt là ở giới trẻ, các ban trẻ đang nhạy bén tiếp thu những cái mới du nhập. Thậm chí, nhiều bạn trẻ chưa ý thức được cái hay, cái tốt, mà chỉ học theo, mở miệng nói nhưng chưa có bất cứ suy nghĩ nào. Đây là một thói hư tật xấu cần khắc phục bởi việc nói tục không chỉ ảnh hưởng đến văn hoá bản chất vốn có của lời nói mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với đạo đức, hành vi ứng xử của con người.

Sự phát triển của kinh tế, xã hội và quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, các bạn trẻ nắm bắt thông tin nhanh, cởi mở hơn, ảnh hưởng của những văn hoá phương Tây, hay những làn sóng khác đã làm cho ngôn ngữ, văn hóa ngoại tràn lan khiến cho nhận thức của giới trẻ tuy cởi mở hơn, nhưng lại có những sai lệch về ngôn ngữ giao tiếp trở nên lệch lạc. Hơn nữa, lối sống đua đòi, dễ dãi của một số bạn trẻ đã đồng thời tiếp tay cho sự suy thoái về nhân cách và đạo đức. Trong những cuộc trò chuyện, tán gẫu trên đường của nhóm thanh niên, không khó thấy những câu văng tục từ bạn này qua kẻ khác, rồi thói quen trong ngôn ngữ ấy giúp những điều đó hình thành những từ ngữ tuy không ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục, nhưng lại khiến cho ngôn ngữ không còn vẹn nguyên, mất mĩ quan. Có thể là do môi trường sống không lành mạnh, trong sạch khiến con người ta dễ lây nhiễm những thói hư tật xấu. Nó còn mạnh mẽ thâm nhập sâu vào các em học sinh, trẻ nhỏ, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ thiếu văn minh của cha mẹ, những anh chị xung quanh hay bạn bè, chúng chỉ đơn thuần là học theo, lâu dần thành thói quen, tôi đi trên đường thấy những em rất nhỏ tuối, chơi đá bóng với nhau cũng văng những câu không hay. Những người trẻ bản thân quá dễ dãi , nhận thức còn thấp kém dễ dàng để những lời nói thô tục du nhập , tiếp nhận chúng và sử dụng chúng như ngôn ngữ thông thường.Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề và coi đó là hiển nhiên, vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói mẹ đẻ, cần gìn giữ tiếng nói trong sáng, biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Một xã hội có những người như vậy thì xã hội càng văn minh, tốt đẹp.

Xem thêm:  Soạn bài Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu​

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần phải tự mình ý thức được tầm quan trọng của lời nói, phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, tránh xa những lời nói xấu, mất ý thức.

Check Also

7140 1494911290048 1014 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *