Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nghị luận về đức tính khiêm tốn của con người

Nghị luận về đức tính khiêm tốn của con người


Nghị luận về đức tính khiêm tốn của con người – Bài 1

Trong cuộc sống, khi mọi thứ phát triển thì con người cũng có cơ hội để tiếp thu văn minh văn hóa nhân loại có điều kiện phát triển toàn diện hơn và mạnh mẽ hơn. Những con người, những nhân tố đóng góp vào sự phát triển của xã hội ngày càng phong phú đa dạng. KHông những bởi những sản phẩm trí tuệ mà họ mang lại mà còn là những nét tính cách riêng biệt. tuy nhiên để phát triển một cách bền vưng thì đòi hỏi con người phải thật khéo léo nhất là đối với mối quan hệ giữa người với người. Trong số đó đức tính khiêm tốn luôn được người ta đề cao.

Xã hội càng văn minh thì con người cũng có cơ hội phát triển Nhiều người trước sự biến đổi đó cũng khiến cho mình trở nên năng động hơn. Nhưng không những vì thế mà họ có quyền làm biến chất tính cách và bản ngã của mỗi bản thân mình. Điều cao quí nhất là họ nhận ra đâu là Cái Tôi của họ và đâu là cái họ cần giữ. Đức tính khiêm tốn sẽ la nền tảng vững chắc để con người bằng một cách công bằng nhất nhận ra mình là ai, cần làm gì trong xã hội hiện đại.

Khiêm tốn là đức tình tốt của con người, ở đó con người không phô trương bản thân mình, sống giản dị chân thành luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác và tôn trọng ý kiến của người khác tù đó rút ra bài học cho mình và cho cả những người xung quanh.

Trong đời sống xã hội, những người khiêm tốn, họ có thể rất giỏi nhưng những gì họ thể hiện cái giỏi của họ là qua cách đối xử chan hòa hàng ngày và cả những sản phẩm trí tuệ mà họ làm ra. Những con người đó không khoa trương mình ở đâu, vị trí của mình so với mọi người là như thế nào mà chính là cách mà họ làm luôn khiến người khác cảm thấy mình được tôn trọng.

Xem thêm:  Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

Bên cạnh những người có đức tính khiêm tốn. trong công việc, cái giỏi và thông minh của họ được thể hiện ở những hành động chứ không phải nói. Có rất nhiều người luôn tỏ ra mình là người tài giỏi nhưng thực chất họ đang giấu đi sự giốt nát của mình. Họ khoa trương về mọi thứ họ làm và đạt được với ước muốn những người xung quanh ca tụng.

Những người khiêm tốn sẽ luôn giữ thái độ hòa nhã khi nói chuyện. KHi nói về một ý kiến hay tranh luân một điều gì đó, thường họ sẽ chăm chú lắng nghe những gì của người đối diện rồi mới đưa ra quan điểm của mình.

Đức tính khiêm tốn không chỉ giúp con người cảm thấy mình nhỏ bé với thế giới để tìm cách mày mò học hỏi vươn lên mà còn là kích thích họ không ngừng phấn đấu để phát triển bản thân.

Những người có đức tính khiêm tốn, tâm họ sẽ tĩnh hơn, quyết định và lắng nghe mọi thứ cẩn thân để có cái nhìn toàn cục. Những người có đức tính khiêm tốn luôn được bạn bè và mọi người yêu mến và nể phuc. Trong xã hội ngày nay rất cần tới những con người mang đức tính như thế để có thể thúc đẩy một xã hội phát triển lành mạnh.


Nghị luận về đức tính khiêm tốn của con người – Bài 2

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Xem thêm:  Soạn bài Mây và sóng

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Hay anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Xem thêm:  Soạn bài Đồng chí

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.

Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.

Check Also

truong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *