Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nghị luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Nghị luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng


Nghị luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài 1

Môi trường sống là điều trực tiếp ảnh hướng tới con người và cách chúng ta tiếp thu mọi thứ xung quanh. Chúng ta phải cảm thấy may mắn nếu chúng ta được sống trong một môi trường với nhiều người tốt. Nhưng cũng thật đáng tiếc khi chúng ta kết bạn giao hữu với những người chưa thực sự là người tốt hay người có thói quen tốt người có một góc nhìn về cuộc sống tốt. Chính vì vậy ông cha ta mới có câu là:

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

Đây là một câu nói mang tính so sánh và mang ý nghĩa nói bóng gió và khuyên răn con người. Mực vốn dĩ chỉ những thứ tối màu và không có lấy một chút ánh sáng. Còn đèn chính là nguồn sáng để soi tỏ mọi thứ, cũng là thứ có màu sắc sáng rỏ khiến chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra.

Ở đây mực còn để chỉ những người chưa tốt, là những người có thể cso thói quen hay hành vi chưa tích cực. và chúng ta khi kết giao bằng hữu với những người như vậy thì chúng ta cũng có thể bị lây bởi tính cách và lối sống đó. Nếu bạn bè của chúng ta là những người buông thả và lười nhác thì cuối cùng chúng ta cũng trở nên ỉ lại và chỉ muốn ăn không muốn làm. CHúng ta chỉ muốn hưởng thụ mà quên đi phần cống hiến. trong học tập, gặp một người bạn ham chơi không chịu học hỏi thì chúng ta cũng sẽ suốt ngày la cà quán xa và không chú tâm học hành.

Đèn chỉ môi trường sống tố có giáo dục có văn hóa. Là môi trường mà những người xung quanh là những người chúng ta có thể học tập và noi theo. Sống và làm việc với những người này chúng ta sẽ tạo dựng cho mình một lối sống tích cực, luôn luôn không ngừng cố gắng để trau dồi và thử thách bản thân vượt qua khó khăn. Bởi ở những người tốt những môi trường tốt luôn tồn tại những thứ khiến cho chúng ta tích cực.

Xem thêm:  Giải thích hình tượng cây bút thần trong truyện Cây bút thần – Bài văn hay của Huyền Trang đội tuyển văn

Những người xấu giống như những hạt sạn mà chúng ta cần thay đổi cũng như chuyển hóa họ. CHúng ta cần phải biết phân biệt và giúp đỡ những con người như vậy thoát ra khỏi những cái xấu cái chưa tốt của xã hội để họ có thể đóng góp một phần công sức của họ cho xã hội.

Mọi thứ đều có hai mặt và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chúng ta gần mực mà chúng ta là một ngọn đèn sáng thì chắc chắn với sức nóng của ngọn đèn dần dần sẽ chuyển hóa được những con người có lối sống chưa tích cực. Ngược lại chúng ta cũng phải biết bảo vệ bản thân thông qua những hành động những con người và môi trường khiến cho bản thân đi xuống và tiêu cực hơn.


Nghị luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài 2

Trong xã hội, con người không bao giờ sống biệt lập, con người sống giữa những sự giao tiếp với người thân, bạn bè, hàng xóm, láng giềng, anh chị em cùng cơ quan, đoàn thể. Quan hệ giao tiếp nào cũng để lại ít nhiều ảnh hưởng nơi ta, quan hệ càng mật thiết thì ảnh hưởng ấy càng sâu đậm. Tùy trường hợp, mà ảnh hưởng xấu tốt khác nhau. Vì thế, tục ngữ có câu:

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Mực đây là mực nho ngày xưa, màu đen sẫm; gần nó hay bị vấy bẩn, nhọ đen. Đèn khi thắp lên, bao giờ cũng tỏa ánh sáng ra xung quanh; ai ở gần nó cũng thêm sáng sủa. Nhưng dân gian chỉ mượn nghĩa đen ấy, cốt để lưu ý nghĩa bóng này: gần kẻ xấu dễ lây nhiễm hư hỏng theo; chơi với người tốt, trái lại, sẽ tiếp nhận, học tập được nết tốt.

Nhìn vào thực tế, ta thấy rõ ràng tình hình đó. Trong học tập, thường dễ lây nhiễm thói lười biếng, quay cóp, những thủ đoạn đối phó với thầy cô. ở nhà trường hiện nay, rải rác có những kẻ xấu rủ rê, mồi chài các bạn học sinh sa đọa vào vòng nghiện hút với chúng. Lại có cả những nữ sinh con nhà khá giả, cũng “cúp cua”, bỏ nhà theo bạn đi lang thang bụi đời. Trong lao động làm ăn cũng vậy. “Buôn có bạn, bán có phường”, rủi mà kết bạn, họp phường với kẻ quen buôn gian bán lận, trước sau dễ bị lôi cuốn theo chúng vào vòng phi pháp. Khi lao động, cùng làm vởi kẻ chĩ giỏi mồm miệng đỡ chân tay, ta rất dễ hùa theo lối làm dối trá, cẩu thả. Trong tu dưỡng cũng thế. Chỉ cần vài buổi rủ nhau đi giải khát cùng kẻ sành ngón chụp giựt, muốn ăn chơi mà chẳng chịu làm lụng, ta rất có thể đua đòi theo lối sống ích kỷ, ranh ma của họ.

Ngược lại, gặp gỡ thân tình với người tốt, có được bạn hiền, là một điều may mắn cho ta. Qua những lần chia sẻ tâm sự, những buổi cùng học cùng làm, cả những dịp giải trí đi chơi… ít nhiều ta cũng hấp thụ dược hoặc cảm hóa theo cách sống đàng hoàng… thái độ trung thực, lối ứng xử có văn hóa, lòng tử tế nhân hậu của bạn.

Xem thêm:  Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc”

Em nhớ có lần cùng đi với bạn, gặp một phụ nữ đeo đồ nặng bị đổ xe đang loay hoay lúng túng giữa đường xe cộ nườm nượp; em có liếc thấy, nhưng ngại nên vẫn phóng qua, nhưng bạn em đã lập tức dừng lại, đến giúp chị kia dựng chiếc xe lên, buộc lại đồ. Chuyện đó làm em thấy xấu hổ, cứ tự trách thầm mình mãi. Một vài lần sau này, gặp trường hợp tương tự, em đã nhớ đến cử chỉ bạn mình, và không hề ngần ngại, em đã nhanh chóng bắt tay vào giúp đỡ.

Kinh nghiệm bản thân ấy giúp em càng thấm thìa ý nghĩa của câu các cụ dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, và hiểu rằng lời khuyên phải biết chọn bạn mà chơi, chọn người giao tiếp là rất khôn ngoan.

Tuy nhiên, có ý kiến nói: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Quả thật, sống với bạn bè và môi trường xung quanh mà ta không có một cách sống riêng tự lập của mình, thì rất dễ đi theo hấp thụ cái xấu. Ngược lại ta lại giữ khư khư cái dốt nát, lạc hậu của mình thì “gần đèn cũng không thể rạng được”.

Ý kiến trên nhắc ta một cách ứng xử sao cho phù hợp với cuộc sống tiến bộ, biết tiếp thu cái mới, cái đẹp, biết loại bỏ, tránh xa cái xấu, cái ác. Là con người, không ai có thể sống riêng lẻ, mà phải hòa vào cuộc sống xã hội, phải chịu ảnh hưởng của xã hội. Nhưng ta phải giữ cho mình một cách sống mà ta cho là đúng đắn.

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 14 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *