Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu

Nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu

Nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu

Hướng dẫn

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, đó là lời dạy của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam trong những ngày kháng chiến đấu chống quân xâm lược. Thực hiện theo lời dặn dò của Bác Hồ kính yêu, thiếu nhi chúng ta đã có những việc làm dũng cảm, anh hùng, không sợ nguy hiểm. Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã cho người đọc thấy được hình ảnh của cậu bé gan dạ, quả cảm: Lượm.

Cậu bé Lượm được theo các chú bộ đội làm liên lạc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là một cậu bé có thật trong lịch sử và đi vào thơ ca bằng sự cảm phục của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả đã kể lại câu chuyện về Lượm bằng thơ, thể thơ bốn chữ, với giọng điệu hồn nhiên, vui tươi, lại có khi xót xa, đau đớn.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã tái hiện lại cuộc gặp gỡ đáng nhớ trong thời gian cấp bách: “Ngày Huế đổ máu”. Đó là ngày Huế phải gồng mình trước chiến tranh, ngăn chặn bước châm xâm lược của giặc. Vậy mới thấy trong hoàn cảnh khó khăn ấy, cậu bé nhỏ nhắn hiện lên thật anh hùng. Anh hùng nhưng trang phục của cậu lại đơn sơ vô cùng:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

Những từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “nghênh nghênh” cho ta thấy cậu bé thật hồn nhiên, tinh nghịch và nhanh nhẹn cùng một chút đáng yêu của tuổi thiếu nhi. Có lúc cậu lại tinh nghịch “cười híp mí”, có lúc lại ngượng ngùng làm “má đỏ bồ quân”… trông cậu bé ấy như con chim bé nhỏ, lúc nào cũng tung tăng, ríu rít, hớn hở trên chặng đường liên lạc:

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “An cư lạc nghiệp”

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà”

Cậu bé thật gan dạ! Niềm vui của cậu bé ở đồng Mang Cá có thể chính là niềm vui khi nghe được thông tin, biết được một bí mật của giặc để góp vào chiến công của cô chú bộ đội. Câu chuyện về cậu bé Lượm có lẽ sẽ tiếp tục được mở ra với nhiều câu thơ vui tươi, khỏe khoắn. Thế nhưng:

“Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo”

Chiến trường ác liệt nhưng Lượm vẫn xung phong vào bom đạn thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà các chú giao phó. Chuyến đi ấy cũng chính là chuyến đi cuối cùng của cậu bé:

Bỗng lòe chớp đỏ,

Thôi rồi Lượm ơi!”

Sự nhanh nhẹn của cậu bé trẻ tuổi không thể vượt qua làn mưa đạn của quân thù. Tác giả không nói cậu bé hy sinh, chỉ dùng từ “thôi rồi” để bật thành tiếng nấc nghẹn ngào, xót thương và cảm phục trước sự hy sinh của người chiến sĩ nhỏ tuổi. Nhưng Lượm không chết, không hy sinh. Tố Hữu đã gửi gắm linh hồn của cậu bé vào đất mẹ:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…”

Lượm đã hóa thành lúa, thành mùi sữa, thành linh hồn gửi vào thiên nhiên, đất mẹ. Ra đi nhưng lại giống như cuộc hành trình quay lại. Ra đi nhẹ nhàng, tự một giấc ngủ bên vòng tay mẹ vỗ về. Để rồi hình ảnh cậu bé lại được hiện lên ở hai khổ thơ cuối, như một lời khẳng định rằng hình ảnh nhỏ nhắn, xinh xinh cùng dáng điệu thoăn thoắt của người chiến sĩ nhỏ đã sống trong trái tim của tất cả mọi người.

Xem thêm:  Phân tích về bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Kể lại câu chuyện của Lượm, Tố Hữu đã thể hiện sự cảm phục và xót thương cho một người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ khó khăn. Đó chính là tấm gương sáng, là ngọn lửa hồng, là lòng yêu nước bao la để thế hệ thiếu nhi hôm nay học tập và noi theo.

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 7 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *