Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Nêu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Nêu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Nêu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được xem là thi nhân hàng đầu của thơ ca Việt Nam trong thời kỳ mới. Những sáng tác của Bác nói nhiều về thiên nhiên, về cuộc sống con người bằng những ngôn từ giản dị, hàm súc, đầy chất trữ tình. Bài thơ “Cảnh khuya” chính là bài thơ kết tinh cả tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống với những trăn trở trong chiến đấu của Người.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Giữa không gian vắng lặng của núi rừng, tiếng suối trong veo cất lên nghe du dương, da diết:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Dường như những âm thanh lao động rộn ràng, những bộn bề công việc vì nước vì dân ban sáng đã lấn át đi giai điệu du dương của thiên nhiên cuộc sống. Để rồi đến khi đêm về, khi người dân lao động gác cày, gác cuốc, khi con gà, con lợn vào chuồng, khi đồng đội, đồng chí nghỉ ngơi chuẩn bị cho một ngày chiến đấu tiếp theo thì âm thanh trong trẻo ấy mới đến được với người thi nhân còn đang thổn thức. Nghệ thuật so sánh độc đáo và ấn tượng: “tiếng suối” như “tiếng hát”. Người thi nhân nhìn dòng suối như một người nghệ sĩ, mỗi âm thanh của núi rừng tựa như một tuyệt phẩm nghệ thuật gửi gắm đến cuộc đời. Dùng “tiếng hát xa” để nói lên không gian yên tĩnh bởi đó là thanh âm từ xa vọng đến, nhưng dùng “tiếng suối trong” thì lại nói lên tâm hồn tinh tế, nhạy bén trong hồn thơ dạt dào của Bác. Và chỉ có những tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mới có thể thấy được những nét đẹp bình dị của núi rừng:

Xem thêm:  Soạn bài Đi đường

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ánh trăng đêm khuya soi qua từng kẽ lá tạc hình những cành hoa nằm dưới bóng cây già. Điệp từ “lồng” thể hiện sự giao hòa giữa cổ thụ và ánh trăng, giữa cuộc đời trần thế và ánh sáng thanh cao. Đó là tiếng lòng, là cảm xúc, là khát khao của một tâm hồn trân yêu cái đẹp. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững chãi với thời gian, vầng trăng tượng trưng cho thơ ca và thi hứng. Tất cả như hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh đơn sơ nhưng tuyệt diệu.

Chỉ với hai câu thơ đầu, Bác Hồ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên có suối, có trăng, có hoa và cổ thụ, trong bức tranh đó còn có âm thanh núi rừng vọng về tựa tiếng hát giữa đêm khuya. Bức tranh cảnh khuya đẹp nhưng lại chất chứa tâm sự bởi chỉ có thể là tâm sự nặng lòng mới khiến người cách mạng trầm ngâm, trằn trọc:

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Cảnh khuya yên bình và tỉnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh thao thức của thi nhân. Con người đã thả hồn mình theo tiếng suối, tiếng hát, theo từng âm thanh vang vọng của núi rừng thế nhưng đó chỉ là trong giây phút phiêu lưu cùng mất gió. Còn thực sự tâm hồn ấy đang được gửi gắm một một phương trời khác, đau đáu một nỗi niềm to lớn cho đất nước, cho non sông: “nỗi nước nhà” – một lẽ rất thường tình, một lẽ rất Hồ Chí Minh (nói theo nhà thơ Minh Huệ):

Xem thêm:  Chứng minh rằng Nói dối có hại cho con người

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sau vàng năm cánh mộng hồn quanh

Và cho dù có thể tạm gác bỏ những bộn bề công việc để phóng tầm mắt ra xa, trải tròng cùng mây, gió, trăng, hoa và núi sông hùng vĩ, nhưng trong tâm hồn của Bác vẫn dành trọn tâm tình cho đất nước, quê hương.

Được viết bằng thể thơ thất ngôn tức tuyệt, thế nhưng những hình ảnh trong bài thơ rất giản dị, gần gũi, âm điệu nhẹ nhàng, chân phương sâu lắng. “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng của một bậc đại tài, luôn trải lòng trước thiên nhiên nhưng tâm hồn lại gửi vào việc nước.

Check Also

7225 1494911290059 1017 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *