Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm anh em giữa nhân vật người anh và cô em gái trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).

Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm anh em giữa nhân vật người anh và cô em gái trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).

Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm anh em giữa nhân vật người anh và cô em gái trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).

Hướng dẫn làm bài

– Đề bài yêu cầu bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình về tình cảm anh em giữa người anh và cô em gái trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Đây là thể loại văn biểu cảm (phát biểu cảm nghĩ).

Mở bài:

+ Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): do được học và nghe cô giáo giảng trên lớp.

+ Giới thiệu chung về cảm nghĩ của mình khi chứng kiến tình cảm anh em giữa người anh và cô em gái trong truyện (ngạc nhiên, ngỡ ngàng và cảm động).

Thân bài:

+ Cảm nghĩ của em về hình ảnh cô em gái Kiều Phương – Mèo con: yêu mến trước vẻ ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng; cảm phục trước tài năng hội hoạ của em.

+ Cảm nghĩ về hình ảnh người anh: hơi đáng trách vì đã ghen tị và lạnh lùng với em. Tuy nhiên đây là tâm trạng tất yếu thường thấy trong, đời sống nên có thể cảm thông được.

+ Cảm nghĩ về tình anh em qua bức tranh “Anh trai tôi”: một tình anh em cảm động, đáng trân trọng giữa cô em hồn nhiên, giàu lòng nhân hậu với người anh biết nhận ra lỗi lầm của mình.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Kết bài:

+ Đánh giá lại tình cảm anh em đó: một thứ tình cảm cao thượng, đáng được trân trọng và học tập theo.

+ Suy nghĩ của bản thân: mong có được một tình anh em cao đẹp như thế.

Bài văn mẫu

“Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ.đần…”.

Tình cảm anh em là một phần không thể thiếu để tạo dựng nên hạnh phúc gia đình. Nhà văn Tạ Duy Anh đã viết một câu chuyện thật cảm động về anh em Kiều Phương mà mỗi lần đọc truyện ấy tôi đều xúc động.

Trong mỗi gia đình Việt, chuyện tình cảm rất thiêng liêng. Để tiếp thêm ngọn lửa ấy, cha mẹ luôn dạy các con những bài học về tình yêu thương. Anh em Kiều Phương cũng vậy. Cả hai được sinh ra trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc, được lớn lên trong vòng tay che chở của mẹ cha. Anh em Kiều Phương cũng rất quí mến nhau. Người anh cũng rất tự hào về cô em gái dễ thương, học giỏi… Nhưng có lẽ mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu như Kiều Phương không được phát hiện tài năng hội họa. Cô bé thích vẽ và vẽ rất đẹp. Tài năng ấy dần bộc lộ và được mọi người biết đến. Cả nhà ai cũng chú ý đến bé Mèo khiến người anh vô cùng tủi thân. Sự ích kỷ bắt đầu nhen nhóm lên trong lòng anh. Anh ghen tị với bé Mèo. Anh nhỏ nhen khi xem trộm tranh của em, xem trộm em vẽ,… và không thấy chúng đáng yêu, ngộ nghĩnh như trước đây nữa. Anh hay giận dữ vô cớ với Mèo, hay quát mắng Mèo mà đó là điều trước đây chưa từng xảy ra. Anh ghen ghét với tài năng của em và thấy mình bất tài nên bị lãng quên… Có lẽ Kiều Phương cảm nhận được điều đó và cô bé cũng rất buồn vì anh trai mình bỗng dưng thay đổi.

Xem thêm:  Dàn ý kể chuyện tưởng tượng gặp Thánh Gióng và hỏi ngài ấy bí quyết vươn vai thành tráng sĩ

Đọc câu chuyện của Tạ Duy Anh, mọi người ai cũng cảm phục tâm lòng của Kiều Phương. Dù còn nhỏ nhưng em rất bao dung và độ lượng. Tấm lòng nhân ái của em là một liều thuốc hiệu nghiệm, xóa tan đi mọi sự nhỏ nhen, ích kỉ, ghen tị mù quáng… của người anh. Qua cuộc triển lãm tranh, cô bé cho anh thấy mình yêu anh biết dường nào, anh trai đẹp biết bao trong mắt cô, anh vẫn vô cùng hoàn hảo. Đó là một cậu bé “đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ… Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ…”. Nhờ bức tranh ấy của Kiều Phương mà không cần nói ra em vẫn gửi đến người anh tình cảm yêu quí của mình qua tên gọi bức tranh “Anh trai tôi”. Dường như đó cũng là sự tha thứ của Kiều Phương dành cho anh trai. Đúng là không có gì mạnh hơn tình cảm giữa con người với con người. Tình cảm giúp người anh nhận ra sai lầm của mình, tự thấy xấu hổ và muốn xóa đi mọi u ám mây đen trong lòng như chưa từng tồn tại. Anh nhận thấy mình phải làm gì đó để xứng với tình cảm của Mèo con, để đẹp thực sự giống như ‘trong bức tranh Kiều Phương đã vẽ.

Tình cảm anh em trong gia đình không phải lúc nào cũng yên ấm, đôi khi phải trải qua thử thách. Nhưng quan trọng là làm sao để tình cảm ấy không bao giờ bị phai nhạt hay biến mất. Kiều Phương là cô bé đã biết cách giữ gìn tình cảm ấy. Không giận anh, không ghét anh, Mèo con vẫn rất yêu anh, dù bị mắng vô cớ. Tấm lòng vị tha của em đáng quí quá. Còn người anh lúc đầu thật đáng giận. Nhưng cuối cùng cũng thật may, người anh đã nhận ra và thấy trong lòng nhẹ nhõm. Anh thầm cảm ơn cô em gái nhỏ của mình biết.bao.

Xem thêm:  Bài kí Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử của Thúy Lan Ngữ Văn 6

Câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” khép lại bằng hình ảnh người anh đứng nhìn bức tranh vởi nhiều cảm xúc ngổn ngang, khó tả: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Truyện kết thúc nhưng vẫn vang lên trong lòng người đọc một dư âm sâu sắc, một bài học lớn về tình cảm anh em đáng quí.

Check Also

hinh anh nu sinh hoc sinh dep 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *