Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Bài thơ Cảnh Khuya được sáng tác trong một đêm trăng đẹp vào những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc. Hôm nay các bạn phát biểu cảm nghĩa về bài thơ Cảnh Khuya để thấy được cảnh suối rừng Việt Bắc và nỗi lòng thao thức của Bác Hồ.

Bài làm

Hai câu thơ đầu tiên nhà thơ đã đưa ra trước mắt người đọc một bức tranh cảnh khuya trong sáng và huyền ảo nên thơ, nên họa và nên nhạc. Trong bức tranh đó hiện lên hình ảnh người thi sĩ cùng với một tâm hồn thanh cao đang sống hòa đồng cùng với thiên nhiên và chiến khu Việt Bắc: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Câu thơ này diễn tả rất đúng về cảnh của núi rừng Việt Bắc hòa cùng với tiếng suối chảy đem đềm giống như một bản nhạc của con người từ xa vọng lại. Tác giả đã so sánh tiếng suối này cùng với tiếng hát của con người. Đây cũng là một nét vẽ tinh tế và gợi tả được cảnh núi rừng chiến khu mang đến một sức sống và có hơi ấm của con người. Đối với câu thơ thứ hai: đó là “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” tại sao lại sử dụng chữ lồng bởi vì chữ Lồng này thật ấn tượng đã nhân hóa trăng và cổ thụ, hoa làm cho vần thơ trở nên trữ tính hơn. Chữ lồng giúp cho sự vật hiện lên sinh động và ấm áp. Câu thơ này chỉ viết lên bằng ba nét vẽ đó là tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ và tàng cuối là hoa, vần thơ này đầy ánh sáng kết hợp với câu đối “ Trăng lồng cổ thụ đói với bóng lồng hoa” đã cho ra đời thực một bức tranh cân xứng và hài hòa cùng với ngôn ngữ sang trọng vừa mang đến tâm hồn và sắc thái cổ điển lại vừa mang đến sắc thái hiện đại cho bài thơ.

Tiếp đến hai câu thơ Cảnh Khuya cuối cùng: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” câu thơ cuối cùng này nó diễn tả rất sâu sắc tâm tình của người thui sĩ, chiến sĩ tại chiến trường Việt Bắc. Câu thơ thứ ba mở ra khái quát bức tranh tuyệt vời của Việt Bắc và mở ra tâm trạng của người thi sĩ, một vị lãnh tụ. Không dừng lại ở đó câu thơ thứ tư còn lí giải với người đọc về tâm trạng của “người chưa ngủ” không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp đẽ mà lẽ “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Điệp từ chưa ngủ này được nhắc lại lần hai để tạp cho âm điệu bài thơ trở nên nhịp nhàng như là dòng cảm xúc tâm tình của Người. Một chữ “ nỗi” đã nói lên được sự việc ngổn ngang phía trước còn chưa xong của đất nước đang xâm chiếm hết tâm hồn của Bác nên không thể yên tâm ngủ được.

Bài thơ Cảnh Khuya chính là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Hồ Chí Minh, tại đây có sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn thi sĩ lồng cùng với cốt cách chiến sĩ, màu sắc cổ điển hòa với cùng với hiện đại. Đây cũng là nét đẹp riêng của bài thơ với cảm hứng được lấy từ thiên nhiên chan hòa và cảm hứng của người yêu nước. Vì vậy nên khi đọc bài thơ của Bác Hồ chúng ta lại càng thêm kính yêu và tự hào về Người hơn.

Check Also

unnamed 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *