Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Hãy phân tích ý nghĩa lời đề từ và nhan đề bài thơ “Tràng Giang”- Văn lớp 11

Hãy phân tích ý nghĩa lời đề từ và nhan đề bài thơ “Tràng Giang”- Văn lớp 11

Hãy phân tích ý nghĩa lời đề từ và nhan đề bài thơ “Tràng Giang”- Văn lớp 11

Hướng dẫn

Hãy phân tích ý nghĩa lời đề từ và nhan đề bài thơ “Tràng Giang”- Văn lớp 11

Bài làm

Tác giả Huy Cận là một nhà thơ rất nổi tiếng tiêu biểu cho phong trào thơ mới cùng với nhà thơ Xuân Diệu, Hàm Mặc Tử… các nhà thơ này đã làm nên một nền thi ca mới cho dân tộc Việt Nam. Với những tác phẩm giàu chất yêu quê hương, dạt dào tình cảm, thể hiện nỗi sầu nhân tình thế thái…

Bài thơ “Tràng Giang” là một bài thơ vô cùng đặc sắc, thể hiện được tâm trạng u uất của người thi sĩ, với những lời thơ da diết sâu lắng, tác giả Huy Cận đã thể hiện tình cảm của mình. Thể hiện nỗi buồn man mác trước thời cuộc.

Ý nghĩa và nhan đề bài thơ gợi lên trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng sâu sắc khó quên. Nó như linh hồn của bài thơ tạo nên phong cách riêng của bài thơ Huy Cận. Đồng thời thể hiện nội dung của bài thơ.

Nhan đề của bài thơ “Tràng Giang” chính là cửa ngõ tâm hồn của bài thơ, là những lời gợi mở để người đọc có thể đi vào chi tiết nội dung bài thơ. Những lời tựa “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” càng thể hiện rõ nét hơn nội dung và phong cách sáng tạo của nhà thơ.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go)

Trong tác phẩm của mình Huy Cận thể hiện nỗi niềm thầm kín trong nhan đề của bài thơ dù nó chỉ có hai chữ ngắn ngủi “Tràng Giang” nhưng gợi lên cho người đọc rất nhiều cảm nghĩ. Chính nhan đề bài thơ đã gợi lên cho người đọc những suy nghĩ riêng và cảm nhận sâu sắc về nội dung bài thơ.

Trong bất kỳ một tác phẩm văn học thì nhan đề chính là cái tên của đứa con tinh thần. Mỗi tác giả khi lựa chọn đặt tên cho tác phẩm của mình đều suy nghĩ rất nhiều. Cân nhắc rất kỹ lưỡng, thì mới có thể đặt bút viết một nhan đề.

Có những nhà thơ viết thơ rồi mới đặt nhan đề bài thơ, nhưng có những người đặt nhan đề trước rồi mới viết những dòng thơ. Nhưng dù sáng tạo theo phong cách nào ta cũng thấy rằng nhan đề chính là nội dung khái quát là linh hồn của một tác phẩm văn học.

Hai từ nhan đề “Tràng Giang” thể hiện một dòng sông dài mênh mang, thể hiện những sự muộn phiền của nhà thơ trước nỗi buồn của thời cuộc. Trong cảnh hoàng hôn, mặt trời vừa tắt, gợi lên trong lòng những nỗi buồn man mác, mênh mông như trời biển.

Đi theo nhan đề Tràng Giang là lời tựa của bài thơ gợi nhiều cảm xúc “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” thể hiện sự mênh mang của lòng người trước thời cuộc, trước cảnh mênh mông của đất trời. Chính sự mênh mông của không gian bao la, con người trở nên nhỏ bé, càng gợi lên nỗi buồn mênh mang, man mác, trong lòng của tác giả.

Xem thêm:  Bài văn hay phân tích về người nông dân trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trong nhan đề và lời tựa của mình tác giả Huy Cận đã mở ra một không gian vô cùng bao la mênh mông, thời gian là cảnh chiều tà càng làm cho con người cảm thấy nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên bao la. Đây là một dụng ý nghệ thuật vô cùng tinh tế sâu sắc mang tới cho người đọc nhiều cảm xúc vô cùng xúc động.

Chỉ với nhan đề ngắn ngủi và những lời tựa ngắn ngủi nhưng Huy Cận đã tạo lên trong lòng người những cảm xúc vô cùng độc đáo, thể hiện sự độc đáo của tác giả Huy Cận trong sáng tạo nghệ thuật của mình.

Theo Baivanhay.com

Check Also

hinh anh nu sinh hoc sinh dep 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *