Đề bài: Giới thiệu một loại cây ở địa phương
Bài làm
Ai đã từng đến vùng sông nước phía Nam hẳn không thể nào quên những dãy cây dừa nước xanh mướt dọc theo những con kênh rạch hay cảm giác đi thuyền chui giữa bóng mát của rặng cây. Thật là thú vị. Trước hết, đừng lẫn cây dừa nước này với cây rau dừa nước là một loai cây thân cỏ mọc bờ ven bờ nước hoặc nổi trên các ao hồ. Dừa nước là một loại cây cùng họ với cây dừa, mọc phổ biến ở các bãi lầy vùng cửa sông, ven kênh rạch các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Rặng dừa nước chạy men theo các con kênh, con rạch tạo nên một quang cảnh độc đáo và nên thơ cho vùng sông nước phía Nam. Khi bơi thuyền trên dòng kênh xanh giữa hai hàng dừa nước, ta cảm thấy khoan khoái mát mè. dễ chịu biết nhường nào!
Dừa nước là loài cây cỏ dáng khá đẹp với những chiếc lá lớn giống lá dừa dài tới vài mét, mọc thẳng lên từ trên mặt nước. Dừa nước không có thân mọc thẳng như dừa cạn. Thân dừa nước mọc ngang mặt đất bùn mang nhiều sẹo lá (do các lá rụng để lại sẹo). Các sẹo này to bằng chiếc thớt và xếp đè lên nhau thanh dây nằm dài trên đất. Dừa nước cũng cho trái. Trái dừa nước nhỏ hơn dừa cạn, có cạnh. Các trái dừa mọc thành cụm (buồng) lớn khoảng đôi chục trái. Mỗi trái dừa to bằng quả bóng đá hay hơn thế.
Cây dừa nước là cây có giá trị về nhiều mặt. Có thể lấy lá dừa làm tấm lợp, tấm phên che nắng mưa hoặc làm củi hoặc đan lát đồ dùng hàng ngày… Thân cây có thể dùng để chế than hoạt tính. Có thể khai thác chất dịch ngọt của dừa để sản xuất đường, làm rượu, nước giải khát. Nhưng chất dịch này không phải lấy từ trái dừa mà lấy từ cuống cụm quả. Một cây dừa nước có thể khai thác dịch ngọt này trong khoảng từ 50 tới 60 ngày liên tiếp, về sau lượng dịch giảm dần. Mỗi cây chờ lượng dịch khoảng hơn 40 lít, trong khi đó, chỉ cần 32-34 lít dịch để lên men cất thành 1 lít cồn nguyên chất.
Ngoài ra, dừa nước trồng ven kênh, rạch nhờ có thân nằm ngang nên có tác dụng giữ đất rất tốt, chống xói lở ven bờ.