Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Giải thích câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta thì có thể nói được rằng chính những câu tục ngữ như đã đúc kết được những kinh nghiệm ngàn đời của người xưa để lại. Các câu tục ngữ được đúc kết nhờ sự quan sát lặp đi lặp lại, tuy thời bấy giờ không có một cơ sở khoa học nào nhưng nó vẫn đúng cho đến tận ngày nay. Một trong những câu tục ngữ đặc sắc nói về một hiện tượng tự nhiên rất đúng và hay của các bậc tiền nhân để lại đó là câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là một sự quan sát rất tinh tế của người xưa. Người xưa luôn luôn quan tâm và quan sát những sự đổi thay của thế giới để thành những kinh nghiệm bổ ích cho con cháu sau này. Câu tục ngữ trên không có một câu răn dạy về đạo lý nào cả mà nó dường như chỉ thể hiện được trí tuệ cũng như tài quan sát của người đời trước mà thôi. Đúng như câu tục ngữ đã nêu ra hai hiện tượng có thực trong tự nhiên hàng năm lại được xảy ra như định trước vậy.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về người thân (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo...)

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” nếu như theo lý giải của khoa học ngày nay thì nó đều có cơ sở. Đó chính là khi trái đất chuyển động quanh Mặt trời thì ta như biết được rằng lúc đó thì trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi. Khi mà trục của trái đất hướng một bên không đổi như vậy cho nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa kia thì chếch xa xa.

Đúng vào thời điểm khoảng tháng 5 âm lịch đó chính khoảng thời gian bán cầu Bắc lúc đó cũng như đã ngả về phía Mặt trời nhiều nhất. Khi mà thời gian bán cầu ngả vào đó nhiều nhất cho nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt cũng nhất. Lượng nhiệt nhận được nhiều nhất chính là biểu thị mùa hạ đã đến ở nơi đây. Hơn nữa đồng thời thì chính thời gian ban ngày như kéo dài ra còn buổi đêm ngắn hơn. Ý này như đúng với vế đầu của người xưa nhận xét đó chính là “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”.

Tiếp theo đó vào trong khoảng tháng 10, 11 âm lịch cũng chính là khoảng thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất. Khi bán cầu Bắc chếch xa nhất cho nên nhận được ít nhiệt và nhiệt độ lúc này giảm sâu hay nói một cách dễ hiểu đó chính là mùa Đông đã đến. Khi đó thì thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài ra đúng như vế thứ hai của câu tục ngữ đã nhắn nhủ đó chính là “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Xem thêm:  Soạn bài Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam).

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” – Câu tục ngữ này của người xưa thì chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu mà thôi. Còn đối với những vùng nội chí tuyến thì có thể nhận thấy được độ chênh lệch này không đáng kể. Còn khi mà càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ mà có sự phân chia khác nhau.

Tuy nhiên với giai đoạn trước khi mà không có một cơ sở khoa học nào, bằng những thực tế quan sát thì cha ông ta cũng đã đúc kết được một kinh nghiệm. Hay nói cách khác là một sự lý giải dựa trên quan sát mà có. Những câu tục ngữ đúng như những bài học thật đáng trân trọng biết bao nhiêu. Mỗi một câu tục ngữ đều chứ đựng được bài học, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động của người xưa. Qủa không sai khi người ta nhận xét được rằng “Tục ngữ chính là trí tuệ của người đời xưa”. Những câu nói thật ngắn gọn nhưng mang được biết bao tìm cảm, kinh nghiệm vốn sống cho các bậc tiền nhân.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” sẽ là một câu tục ngữ hay và nó như chứa đựng được một vốn kinh nghiệm quý báu vầ hiện tượng ngày ngắn đếm dài mà ông cha ta đã quan sát được từ trước đó.

Xem thêm:  Hãy giải thích câu nói: Thất bại là mẹ thành công.

Minh Nguyệt

Check Also

nu sinh dien do guc hinh 2 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *